“Nhasilk ” – cơ quan kiểm định nói gì?

Giữa "tâm bão" scandal Khaisilk lừa dối người tiêu dùng vẫn chưa qua đi, nhưng 1 thương hiệu na ná Khaisilk xuất hiện đã làm xôn xao dư luận.

Xuất hiện giữa “tâm bão”

Trong những ngày cuối tháng 7, dư luận cả nước đã xôn xao trước sự xuất hiện của một thương hiệu giống hệt Khaisilk năm nào. Chọn thời điểm “chào sân” vô cùng “ấn tượng”, ra mắt ngay trong tâm bão nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa đang càn quét qua hàng loạt các thương hiệu tên tuổi, và scandal Khaisilk lừa dối người tiêu dùng vẫn chưa qua đi.

Đại đa số đều cho rằng, đây chính là một biến thể khác của thương hiệu Khaisilk, bởi lẽ, các sản phẩm của Nhasilk giống Khaisilk đến từng chi tiết nhỏ.

Sự khởi đầu liều lĩnh và khôn ngoan

Thế nhưng, đi ngược lại với dư luận chung, giới chuyên gia marketing lại đánh giá, đây chính là một sự khởi đầu khôn ngoan và liều lĩnh cần thiết, bởi vốn dĩ, thị trường lụa đã “xuống đáy niềm tin” và nguội lạnh từ sau vụ Khaisilk, mấy ai sẽ chú ý cũng như tin tưởng một thương hiệu tân binh xuất hiện theo cách bình thường?

“Nhasilk đã lường trước việc những nhận định trái chiều sẽ khiến thị trường tơ lụa được “hâm nóng”.  Khi đã gây được sự chú ý, chắc chắn họ sẽ đưa ra các bằng chứng thuyết phục chứng minh hàng hóa của họ là lụa tơ tằm thực sự. Họ đã đi lên từ scandal, họ không dại gì tạo ra thêm scandal cho chính mình để bao nhiêu nỗ lực thu hút sự quan tâm của dư luận cuối cùng lại đổ sông đổ biển.” – Một chuyên gia nhận định.

Hành trình đi tìm chất lượng thực sự của thương hiệu được cho là “Khaisilk 2”

Để có kết quả chính xác nhất về chất lượng của thương hiệu này, phóng viên đã đóng vai người mua hàng tới trực tiếp cửa hàng của Nhasilk tại Q1, sau khi chọn ngẫu nhiên, chúng tôi đã gửi mẫu sản phẩm đến các cơ quan kiểm định uy tín và những nghệ nhân lâu năm trong  nghề.

“Khăn này sờ vào thì thấy mềm, mịn, mát, tôi đốt thì thấy nó có mùi tóc cháy, vo vo thì bụi than tan đều trên tay, giống với đặc điểm của lụa tơ tằm. Nhưng không biết đây có phải là lụa tơ tằm thực sư hay không, cái này phải để cho cơ quan kiểm định làm việc.” Nghệ nhân Tám Lăng, người sáng lập ra thương hiệu Tám Lăng Silk với hơn 70 năm trong nghề chia sẻ.

“Nhasilk ” – cơ quan kiểm định nói gì? - 1

Nghệ nhân Tám Lăng đang xem xét chiếc khăn lụa Nhasilk

Tương tự với nghệ nhân Tám Lăng, các tiểu thương chuyên mua bán lụa ở Phố Hàng Gai chia sẻ :”Hiện nay ngoài việc cho các cơ quan kiểm định hoặc các chuyên gia nước ngoài đánh giá, thì chưa có 1 cơ sở xác thực hoàn toàn đó là tơ tằm thiên nhiên. Nhưng dựa trên kinh nghiệm của mình, tôi thấy chiếc khăn này có đặc điểm khá giống với lụa tơ tằm.”

“Nhasilk ” – cơ quan kiểm định nói gì? - 2

Phố Hàng Gai - Con đường tơ lụa đất Kinh Kỳ

Cơ quan kiểm định nói gì?

Theo như ý kiến của người trong nghề, khó có thể nhận biết thông qua các đặc điểm bên ngoài rằng đó có phải là lụa tơ tằm thiên nhiên 100% hay không, chúng tôi đã đem mẫu khăn đến Phân Viện Dệt May TPHCM, trực thuộc Viện Dệt May Việt Nam, đơn vị uy tín chuyên về các công tác quản lý, kiểm soát và giám sát chất lượng sản phẩm ngành dệt may phục vụ cho sản xuất và xuất nhập khẩu.

 Theo phiếu kết quả thử nghiệm số 37107-1/TNV của Phân viện Dệt may tại TPHCM, trực thuộc Trung tâm thí nghiệm Dệt may, mẫu thử từ chiếc khăn Nhasilk mà chúng tôi gửi đến đã được kiểm định chính xác là lụa tơ tằm 100%.

“Nhasilk ” – cơ quan kiểm định nói gì? - 3

Phiếu kết quả thử nghiệm của Trung tâm thí nghiệm Dệt may

Như vậy, có thể thấy lời nhận xét của các chuyên gia marketing hoàn toàn đúng, Nhasilk đang cố gắng vượt qua định kiến của người tiêu dùng về sản phẩm lụa sau sự cố “treo đầu dê, bán thịt chó” năm ngoái, bằng cách thức tiếp cận thông minh để được thị trường chú ý và sau đó đánh tan sự nghi ngờ bằng chất lượng sản phẩm của mình, một bước đi khá khôn ngoan.

Họ đã giải quyết được một trong các câu hỏi lớn nhất của cộng đồng chính là chất lượng sản phẩm, nhưng còn nguồn gốc xuất xứ và rốt cuộc, ai là người đứng đằng sau thương hiệu này, là điều vẫn đang khiến cho rất nhiều người băn khoăn và hoài nghi.

Chúng ta, ở góc độ của người tiêu dùng Việt, thật tâm mong muốn có một thương hiệu Made In VietNam 100%, chứ không phải nhập hàng từ nước ngoài về rồi gắn mác Việt để kinh doanh bằng cách lợi dụng tinh thần yêu nước, sự tự tôn của người Việt đối với dân tộc mình. Tất cả các câu hỏi trên - không ai cho chúng ta câu trả lời được ngoại trừ chính họ, Nhasilk. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi những diễn biến mới nhất và tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

Chia sẻ
Gửi góp ý
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN