Khai phá thị trường nông thôn, gỡ “nút thắt” cho TMĐT ở Việt Nam

Dù có những bước tăng trưởng ngoạn mục hàng năm trên 20%, thu hút dòng tiền đầu tư mạnh nhưng tỷ trọng của TMĐT Việt Nam chỉ chiếm khoảng 3% tổng giá trị ngành bán lẻ. Đâu là hướng phát triển bền vững cho TMĐT ở VN?

Mô hình rập khuôn cứng nhắc và tốn kém

Sự thành công và phát triển bền vững của TMĐT trong hai thập kỷ gần đây ở Mỹ và trên thế giới dựa trên hai chỉ số quan trọng: Dân số đô thị (Urban population), Dân số quốc gia (National population). Bên cạnh là sự hỗ trợ đồng bộ của hạ tầng giao thông vận tải, hậu cần theo sau.

Vì vậy không ngạc nhiên khi các nền tảng TMĐT phát triển bền vững ở các nước phương tây nơi có tỷ lệ dân số sống ở đô thị rất cao. Ở Mỹ là 82%, khu vực Euro >80%, khu vực Nam Mỹ > 75%, Nhật Bản 91%, Hàn Quốc 81.2%, Trung Quốc 60%. Ấn Độ có tỷ lệ khiêm tốn 34% nhưng vẫn là đáng kể vì dân số gần 1.3 tỷ dân (nguồn: tổ chức CIA). Khi có sự tập trung và đông đúc mọi bài toán liên quan, chi phí vận hành, giao hàng, kho vận, quy trình, dịch vụ sau bán hàng đều có thể tối ưu hoá đồng bộ.

Ở Việt Nam, tỷ lệ dân số ở đô thị chỉ 34.9% trên tổng số 96 triệu dân, phần lớn (65.1%) dân số sống ở khu vực nông thôn, địa lý lãnh thổ hình que, chia cắt trạm BOT dày đặc, người dùng bị phân tán, địa chỉ không rõ ràng, thiếu đội thu gom và giao nhận tại địa phương. Khiến các chi phí liên quan đến giao hàng về thôn xã quá đắt đỏ.

Bên cạnh đó do tập quán sinh sống dẫn đến đặc thù kinh tế vận hành theo hộ gia đình, cá thể, sản phẩm manh mún nhưng phong phú đa dạng các loại hình như chợ, tiệm, sạp, kiot, thói quen vẫn ưu tiên tiền mặt so với thành thị…  Mức độ nhận thức về kinh doanh giản đơn, e ngại các thủ tục rắc rối, sản xuất cung cấp hàng hoá thiếu quy cách bao bì, đóng gói tạo ra những rào cản  để thích ứng với các nền tảng TMĐT được phát triển dựa trên các đặc trưng thành phố, và tiêu chuẩn. Do vậy, các mô hình TMĐT cứng nhắc hiện nay khó gia tăng được tỷ trọng so với bán lẻ truyền thống nếu không thích ứng được với khu vực nông thôn chiếm tới ⅔ người tiêu dùng.

Tuy nhiên, có một xu hướng đang định hình rõ nét, sự bùng nổ người dùng truyền thông xã hội đa phương tiện ở khu vực nông thôn cả đang dần thay đổi  thói quen tiêu dùng, nhận thức thời cuộc, tư duy số, tạo ra động lực để  thúc đẩy trở thành tiêu thụ và sản xuất, cung ứng quan trọng tại địa phương, kết nối với thành phố, xa hơn là kết nối với thế giới thông qua các nền tảng công nghệ. (nguồn:  Báo cáo về nông thôn của Nielsen).

Vậy đâu là giải pháp, làm như thế nào để các nền tảng để nắm bắt xu hướng này và vận hành khai thác mô hình kinh doanh thích hợp ở khu vực nông thôn một cách hiệu quả vẫn là một câu hỏi chưa có lời giải từ các nền tảng TMĐT ở Việt Nam.

Raodee cách mạng trải nghiệm mua bán dựa trên công nghệ bản đồ

Với sứ mệnh lớn hướng đến số hoá và thúc đẩy mua bán ở khu vực nông thôn trong kỷ nguyên số 4.0 giải pháp của Raodee cho phép người dùng (cá nhân, doanh nghiệp) có thể ghim mọi sản phẩm, dịch vụ, thông tin lên bản đồ một cách trực quan ... giúp cho người mua  có nhu cầu có thể dễ dàng tiếp cận, tìm kiếm, kết nối chính xác, trực tiếp và nhanh chóng.

Kết nối nông thôn với thành thị

Trải nghiệm bản đồ Raodee giúp cộng đồng người bán ở địa phương có thể tiếp cận nhiều thị trường tiềm năng khác nhau, quảng cáo và bán hàng trực tiếp đến hàng triệu khách hàng ở tỉnh thành phố.

Cộng đồng địa phương gắn kết

Bằng việc hiển thị trực quan tất cả người bán và sản phẩm dịch vụ ở địa phương trên bản đồ  Raodee đã tạo ra một cộng đồng xôm tụ người bán sản phẩm đặc trưng địa phương giúp người mua ở xa có nhiều sự lựa chọn mua hàng.

Thúc đẩy người bán mở rộng thị trường, gia tăng khách hàng tiềm năng

Thông qua giải pháp bản đồ của Raodee, giờ đây người bán có thể tiếp cận, quảng cáo và bán hàng đến bất kỳ khu vực thị trường mục tiêu tiềm năng nào mà trước giờ ko thể hoặc tốn nhiều chi phí để thực hiện.

Khai phá thị trường nông thôn, gỡ “nút thắt” cho TMĐT ở Việt Nam - 1

Những con số

Raodee đã có hơn 10,000 người bán khắp các địa phương cả nước, Úc, Canada, Lao...

Hơn 1000 các sản phẩm đặc trưng địa phương khắp mọi miền.

Tải ứng dụng cho Android   tại đây

Tải ứng dụng cho Ios tại đây

Landing page tại đây

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Tuấn Đinh ([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN