Trận đấu nổi bật

caroline-vs-xinyu
Mutua Madrid Open
Caroline Garcia
-
Xinyu Wang
-
mirra-vs-linda
Mutua Madrid Open
Mirra Andreeva
-
Linda Noskova
-
lucia-vs-elena
Mutua Madrid Open
Lucia Bronzetti
-
Elena Rybakina
-
lorenzo-vs-thiago
Mutua Madrid Open
Lorenzo Musetti
-
Thiago Seyboth Wild
-
andrey-vs-facundo
Mutua Madrid Open
Andrey Rublev
-
Facundo Bagnis
-
hubert-vs-jack
Mutua Madrid Open
Hubert Hurkacz
-
Jack Draper
-
alexander-vs-carlos
Mutua Madrid Open
Alexander Shevchenko
-
Carlos Alcaraz
-
mariano-vs-holger
Mutua Madrid Open
Mariano Navone
-
Holger Rune
-
borna-vs-alexander
Mutua Madrid Open
Borna Coric
-
Alexander Zverev
-

Wimbledon: Truyền thống ngôi đền thiêng

Sự kiện: Wimbledon 2023

Khi những hạt bụi đất màu son vừa tạm rơi lắng trên mặt sân đất nện Paris thì mọi con mắt của giới hâm mộ banh nỉ lại hướng ngay về phía chân trời xanh màu cỏ cây London, nơi có ngôi đền thiêng của quần vợt thế giới: Wimbledon.

Nơi khởi nguồn đam mê

Nói đến Wimbledon là người ta nghĩ ngay đến những truyền thống không gì lay chuyển nổi, những gì tồn tại và lưu truyền từ xa xưa đến ngày nay thường thấy ở những ngôi đền. Giải đấu lâu đời nhất trong bốn Grand Slam diễn ra hằng năm đã có 125 tuổi đời luôn được coi là giải đấu uy tín nhất, vậy nên, đối với bất cứ tay vợt nào, giành được ngôi vô địch Wimbledon, dù chỉ một lần trong đời cũng mang lại niềm vinh hạnh lớn lao vì nước Anh chính là chiếc nôi của quần vợt.

Wimbledon: Truyền thống ngôi đền thiêng - 1

Wimbledon là ngày hội quần vợt lớn nhất trên mặt sân cỏ

Kể từ khi những sân cỏ đầu tiên do một cựu quân nhân tên là Walter Clopton Wingfield gây dựng, từ năm 1877 cho đến nay, Wimbledon vẫn là ngày hội quần vợt lớn nhất trên mặt sân cỏ, cho dù thế giới công nghệ có thay đổi đến đâu và mặc cho thiên hạ cứ đổi thay. Giữ nguyên mặt sân cỏ xanh mướt, Wimbledon trở thành một giải đấu ngoại hạng, với bản sắc riêng mà chỉ có một từ có thể miêu tả một cách chính xác nhất, đó là: Truyền thống.

Truyền thống của sự khác biệt

Khác với các Grand Slam còn lại trong năm do các Liên đoàn quần vợt quốc gia tổ chức, Wimbledon thuộc quyền sở hữu và tổ chức của “All England Lawn-tennis and Crocket Club”, một câu lạc bộ của Hoàng gia Anh thường được gọi tắt là A.E.C (All England Club) mà chủ nhân không ai khác chính là Nữ hoàng Elisaberth II và do Hoàng tử Edward - Công tước Xứ Kent làm chủ tịch. Với uy tín cá nhân, với cả gia sản khổng lồ của mình và nhất là với truyền thống đam mê quần vợt, những người đứng đầu nền quân chủ lập hiến Vương quốc Anh thừa sức duy trì, ủng hộ giải đấu, biến Wimbledon trở thành thánh đường quần vợt với những nét khác biệt, nhiều khi hơi trái với quy định chung, nhưng là “không gì lay chuyển nổi”.

Muốn tham dự hay xếp hạt giống, các tay vợt không chỉ chú ý đến bảng xếp hạng ATP hay WTA, mà All England Club cũng sẽ quyết định danh sách VĐV và hạt giống thông qua việc theo dõi bảng thành tích thi đấu trên mặt sân cỏ của các tay vợt trong quá khứ! Đến London, hãy xếp lại những bộ trang phục thi đấu đầy màu sắc vì màu trắng mới là màu được phép trưng diện, nhưng bù lại, các tay vợt sẽ được gọi một cách cao sang, quyền quý - nam là những quý ông (gentlemen), còn nữ là quý cô, quý bà (ladies). Một cách ứng xử cổ xưa nhất mà hiếm có tay vợt nào của thời nay còn dám nghĩ tới, đó là được phép có người giúp việc xách đồ nghề thi đấu vào sân, nhưng chỉ ở trận chung kết.

Wimbledon: Truyền thống ngôi đền thiêng - 2

Nghi thức Hoàng gia mà chỉ có ở Wimbledon

Năm nào cũng vậy, Wimbledon cũng được khai mạc đúng vào ngày thứ Hai của tuần cuối cùng tháng Sáu và người có vinh dự được giao trái banh đầu tiên năm nay, chính là Novak Djokovic, đương kim vô địch đơn nam của năm trước, và dù mưa hay nắng, cú “khai banh” phải được tung ra vào đúng 13 giờ tại sân trung tâm. Cho dù giới truyền thông có không hài lòng đến đâu thì ngày Chủ nhật đầu tiên sau ngày khai mạc cũng sẽ là ngày tạm nghỉ. Chiếc cúp vô địch được đích thân Công tước Xứ Kent trao cho người thắng chung cuộc, nhưng tấm séc có mệnh giá 1 triệu 150 nghìn bảng Anh sẽ không được trao trực tiếp ngay trên sân đấu.

Và tính nhân bản

Trái ngược với việc dành lô ghế VIP riêng cho Hoàng gia Anh mà hầu như luôn bỏ trống, với nghi lễ bắt buộc các tay vợt phải cúi chào mỗi khi Nữ hoàng Anh hay Hoàng tử Xứ Wales hiện diện, Wimbledon lại là Grand Slam duy nhất nghĩ đến những fan hâm mộ banh nỉ không có tiền mua vé. Từ năm 2008, 500 chỗ ngồi tại mỗi sân số 1, số 2 và sân chính, từ trận khai mạc cho đến hết trận tứ kết, được dành cho những tín đồ quần vợt từ khắp nơi trên thế giới đổ về cắm trại và xếp hàng thâu đêm suốt sáng để hy vọng có trong tay một tấm vé miễn phí, nên Wimbledon không chỉ là sân chơi xa hoa của giới giàu sang.

Wimbledon: Truyền thống ngôi đền thiêng - 3

Wimbledon đã trở thành ngôi đền thiêng của quần vợt

Từ một quận ngoại thành yên bình phía Tây Nam thủ đô London với dáng vẻ phố - làng, Wimbledon đã nghiễm nhiên trở thành tên thường gọi của một Grand Slam lâu đời nhất, danh giá và uy tín nhất của quần vợt thế giới. Vượt qua cả London phồn hoa và có lẽ, trên cả quyền uy và giàu sang của một câu lạc bộ vương giả, Wimbledon đã trở thành ngôi đền thiêng của quần vợt để lưu giữ mãi vẻ đẹp màu xanh của sinh sôi và trường tồn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đức Thịnh (Tạp chí tennis)
Wimbledon 2023 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN