Sự thay đổi cần thiết

Thành tích giành vị trí thứ 3 chung cuộc cùng việc các môn thể thao Olympic chiếm tới 80% trong tổng số 73 HCV của thể thao Việt Nam ở SEA Games 28 vừa kết thúc tại Singapore đã khiến nhiều người cảm thấy vô cùng lạc quan về tương lai của thể thao nước nhà.

Sở dĩ nói thế là bởi lâu nay thể thao Việt Nam thường phải dựa vào những môn võ thuật và một số môn thể thao không phổ biến trên thế giới như cầu mây, pencak silat, lặn… để kiếm HCV SEA Games. Tuy nhiên, ở 2 kỳ SEA Games gần đây nhất, thể thao Việt Nam đã có sự chuyển mình rõ rệt khi các môn Olympic như điền kinh, bơi lội, TDDC trở thành hy vọng vàng chủ lực của chúng ta.

Với sự dịch chuyển này, thể thao Việt Nam có quyền hy vọng vào tương lai khả quan hơn ở những sân chơi mang tầm thế giới và châu lục như Olympic hay Asian Games. Suốt 12 năm qua, thể thao Việt Nam liên tục có mặt trong top 3 chung cuộc tại các kỳ SEA Games, nhưng ở sân chơi Olympic và Asian Games, thể thao Việt Nam còn phải xếp sau nhiều quốc gia Đông Nam Á như Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia…

Sự thay đổi cần thiết - 1

Ở 2 kỳ SEA Games gần đây nhất, thể thao Việt Nam đã có sự chuyển mình rõ rệt khi các môn Olympic như điền kinh, bơi lội.

Nguyên nhân thì như đã nói ở trên, là vì suốt một thời gian dài thể thao Việt Nam quá phụ thuộc vào những môn thể thao nằm ngoài hệ thống Olympic, trong khi các nước bạn lại rất mạnh ở nội dung này, nên thể thao Việt Nam có thể xưng hùng xưng bá ở SEA Games, nhưng khi vươn ra đấu trường cao hơn lại không có cửa đua tranh huy chương.

Thực tế này đã diễn ra suốt 10 năm qua, và phải tới SEA Games 28, người hâm mộ thể thao mới nhận thấy kết quả từ sự dịch chuyển đầu tư của thể thao nước nhà, khi các môn Olympic của Việt Nam có thể tranh tài ngang ngửa với nước bạn và góp công lớn vào thành công chung của đoàn thể thao Viêt Nam.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quỳnh Mai (tienphong.vn)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN