Trận đấu nổi bật

madison-vs-irina-camelia
Mutua Madrid Open
Madison Keys
2
Irina-Camelia Begu
0
victoria-vs-tatjana
Mutua Madrid Open
Victoria Azarenka
2
Tatjana Maria
0
yoshihito-vs-felix
Mutua Madrid Open
Yoshihito Nishioka
1
Felix Auger-Aliassime
2
jelena-vs-jessica
Mutua Madrid Open
Jelena Ostapenko
2
Jessica Bouzas Maneiro
0
naomi-vs-liudmila
Mutua Madrid Open
Naomi Osaka
1
Liudmila Samsonova
2
richard-vs-lorenzo
Mutua Madrid Open
Richard Gasquet
0
Lorenzo Sonego
2
coco-vs-arantxa
Mutua Madrid Open
Coco Gauff
2
Arantxa Rus
0
darwin-vs-rafael
Mutua Madrid Open
Darwin Blanch
0
Rafael Nadal
2
iga-vs-xiyu
Mutua Madrid Open
Iga Swiatek
2
Xiyu Wang
0

Khi thể thao không đơn thuần là thể thao

“Hãy ăn tươi nuốt sống tôi đi!” Huấn luyện viên đội tuyển khúc côn cầu trên băng (ice hockey) Nga đã than vãn như vậy sau khi đội chủ nhà Olympic Sochi 2014 để thua Phần Lan 1 – 3 ở tứ kết, qua đó nối dài chuỗi thành tích thất vọng của hockey Nga kể từ thời hậu Xô Viết.

Lý do không chỉ vì môn khúc côn cầu trên băng có thể được coi là môn thể thao vua tại các kỳ Thế vận hội mùa đông, tương tự môn bóng đáOlympic mùa hè, mà đây còn là môn thể thao ưa thích của Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Không phải ngẫu nhiên mà ngay trước khi Olympic bắt đầu, ông Putin đã ra sân chơi trận hockey khởi động cho thế vận hội cùng nhà lãnh đạo đồng minh là Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko. Cũng không phải ngẫu nhiên mà đích thân ông Putin đã tới cổ vũ cho đội nhà trong trận gặp Mỹ ở vòng bảng, trận đấu gợi lại cuộc đối đầu giữa hai kỳ phùng địch thủ hồi Chiến tranh lạnh năm 1980 (Olympic mùa đông Placid Lake). Và cũng không phải ngẫu nhiên khi ông Putin liên tục đăng đàn động viên đội nhà bằng những tuyên bố đại loại như “tuyệt đối tin tưởng”.

Ấy vậy mà đội tuyển Nga lại để thua trong một trận đấu mà gần như cả nước nín thở theo dõi. Đau đớn hơn cho họ là những đối thủ “truyền kiếp” như Mỹ hay Canada đều lọt vào bán kết và tràn đầy cơ hội giành huy chương ngay trên đất Nga. Có thể nói sự thất vọng lên đến cùng cực, và dù Nga có giành nhiều huy chương vàng ở những môn thể thao khác thì điều đó cũng khó lòng xoa dịu bớt nỗi đau của hockey, môn thể thao được quan tâm nhất trên sân băng.

Câu hỏi đặt ra là nguyên nhân nào khiến hockey Nga thất bại, khi họ vẫn có trong tay những cầu thủ thuộc loại hàng đầu thế giới, lại nhận được sự cổ vũ nồng nhiệt của khán giả nhà. Cầu thủ Phần Lan Teemu Selanne đã lý giải phần nào thắc mắc đó khi nói rằng anh ngạc nhiên khi thấy các cầu thủ Nga bị căng cứng quá mức. Sức ép thành tích dường như đã đè nặng lên đôi vai khiến họ không còn là chính mình.

Khi thể thao không đơn thuần là thể thao - 1

Các cổ động viên Nga thảng thốt khi đội tuyển của họ bị loại

Đương nhiên, ở bất kỳ giải đấu thể thao nào, đội chủ nhà luôn phải chịu áp lực thành tích. Nhưng có vẻ áp lực mà các vận động viên Nga phải gánh chịu ở Sochi 2014 lớn hơn bất cứ giải đấu nào khác. Nó đến từ chính lễ khai mạc hoành tráng, nơi mà người Nga không ngần ngại bày tỏ thông điệp muốn khôi phục lại hình ảnh một siêu cường, với tâm điểm là hình ảnh búa liềm trong màn đồng diễn dưới ánh pháo hoa chói loà.

Cũng cần nói thêm, Sochi 2014 là Olympic tiêu tốn nhiều tiền nhất trong lịch sử Thế vận hội với 51 tỉ USD được chi cho việc xây dựng các công trình thi đấu, hệ thống giao thông, khách sạn… phục vụ Olympic. Đây là Olympic đầu tiên mà nước Nga đăng cai kể từ thời hậu Xô Viết và Tổng thống Putin từng tuyên bố ông muốn cho mọi người thấy được hình ảnh một nước Nga cường thịnh thông qua thế vận hội lần này.

Tóm lại, nước Nga coi Sochi 2014 không chỉ là một giải đấu thể thao đơn thuần, mà vượt lên trên đó là nhiệm vụ chính trị cao cả. Thế nên, cũng thật dễ hiểu khi huấn luyện viên đội hockey Nga sợ bị “ăn tươi nuốt sống” sau thất bại. Và 51 tỉ USD kia sẽ không thể đem lại một cái nhìn thiện cảm cho nước Nga khi thể thao vẫn chỉ là một thứ công cụ để người ta làm những điều vượt khỏi khuôn khổ của năm vòng tròn Olympic.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Nhật Hoàng (sgtt.vn)
Olympic mùa đông 2022 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN