Trận đấu nổi bật

victoria-vs-sara
Mutua Madrid Open
Victoria Azarenka
0
Sara Sorribes Tormo
2
iga-vs-sorana
Mutua Madrid Open
Iga Swiatek
2
Sorana Cirstea
0
thiago-vs-stefanos
Mutua Madrid Open
Thiago Monteiro
2
Stefanos Tsitsipas
0
jelena-vs-maria-lourdes
Mutua Madrid Open
Jelena Ostapenko
2
Maria Lourdes Carle
0
pedro-vs-frances
Mutua Madrid Open
Pedro Cachin
2
Frances Tiafoe
1
jannik-vs-lorenzo
Mutua Madrid Open
Jannik Sinner
2
Lorenzo Sonego
0
sloane-vs-maria
Mutua Madrid Open
Sloane Stephens
0
Maria Sakkari
2
daniil-vs-matteo
Mutua Madrid Open
Daniil Medvedev
2
Matteo Arnaldi
1
leylah-vs-ons
Mutua Madrid Open
Leylah Fernandez
1
Ons Jabeur
2
grigor-vs-jakub
Mutua Madrid Open
Grigor Dimitrov
0
Jakub Mensik
0
alex-vs-rafael
Mutua Madrid Open
Alex De Minaur
0
Rafael Nadal
2
roberto-vs-karen
Mutua Madrid Open
Roberto Bautista Agut
-
Karen Khachanov
-
miomir-vs-casper
Mutua Madrid Open
Miomir Kecmanovic
-
Casper Ruud
-

Cười đau ruột với những "Mr Bean" làng thể thao

Ngoài tố chất thể thao được cả thế giới thừa nhận, không ít ngôi sao thể thao còn sở hữu khả năng chọc cười người khác. Bởi vậy, họ còn được gọi là những “Mr Bean của thể thao”.

Là huyền thoại của môn bơi lội, song kình ngư Michael Phelps cũng đồng thời là một “cù nèo vàng”. Bất kể ai, từ đồng đội cho tới huấn luyện viên, Phelps đều tìm cách trêu chọc người đó nếu anh nảy ra một ý tưởng. Không ít đồng đội của Phelps đã mất thời gian tìm quần áo sau các buổi tập trước khi biết thủ phạm giấu đồ là Phelps.

Cũng có lúc, Phelps khiến huấn luyện viên Bob Bowman ngỡ ngàng khi gọi điện thông báo, anh không muốn hợp tác với ông nữa. Để cho Bowman suy nghĩ chán chê, Phelps mới gọi lại để “thông báo”: “Hôm nay là ngày Cá tháng tư, tôi chỉ đùa cho vui thôi”.

Đùa như những vận động viên đã kể trên thì cùng lắm cũng bị phạt một khoản tiền và vấn đề chuyên môn của họ không bị ảnh hưởng gì. Nhưng đỉnh cao nhất của các trò đùa (hay là trò lừa) phải kể đến Fred Lorz. Năm 1904, tại Olympic St Louis, ở cuộc thi đấu marathon, vận động viên điền kinh người Mỹ này sau khi xuất phát 14km đã không thi đấu tiếp mà quay trở lại sân vận động Olympic để lấy ô tô và hành lý. 

Khi Lorz bước vào sân, ban tổ chức chẳng hiểu tính giờ thế nào mà lại nhầm rằng anh này là người về đích đầu tiên nên đã thông báo bằng loa với khán giả. Biết ban tổ chức nhầm, nhưng Lorz lại không phủ nhận thông tin này ngay lập tức mà nhảy múa, ăn mừng như thật trước sự cổ vũ vô cùng cuồng nhiệt của các khán giả nhà.

Tất nhiên, sau đó thì “nhà vô địch” Lorz bị lật tẩy và vận động viên này đã phải trả một cái giá rất đắt. Dù Lorz đã ra sức giải thích màn ăn mừng kia chỉ là “đùa cho vui”, nhưng ban tổ chức lại không phải những người có máu hài hước. Họ nghĩ mình đã bị Lorz mang ra làm trò cười trước bàn dân thiên hạ và án phạt dành cho tay Lorz nọ là cấm thi đấu vĩnh viễn.

Đùa thành thật

Trong màn ăn mừng của các cầu thủ Tây Ban Nha sau khi họ vô địch World Cup 2010, Gerard Pique và Carles Puyol (có thêm sự trợ giúp của Pepe Reina) đã cưỡng ép Cesc Fabregas khoác lên người chiếc áo đấu của Barcelona. Fabregas, khi đó còn đang khoác áo Arsenal, đã phải rất khổ sở đi thanh minh với các đồng đội cũng như ông thầy Arsene Wenger rằng mình không có ý định… đào tẩu. Nhưng cũng chỉ 1 năm sau đó, chẳng cần ai ép buộc, Fabregas đã chính thức chuyển sang khoác áo đội bóng xứ Catalan.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hà Anh (Tiền Phong)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN