Trận đấu nổi bật

madison-vs-irina-camelia
Mutua Madrid Open
Madison Keys
2
Irina-Camelia Begu
0
victoria-vs-tatjana
Mutua Madrid Open
Victoria Azarenka
2
Tatjana Maria
0
yoshihito-vs-felix
Mutua Madrid Open
Yoshihito Nishioka
1
Felix Auger-Aliassime
2
jelena-vs-jessica
Mutua Madrid Open
Jelena Ostapenko
2
Jessica Bouzas Maneiro
0
naomi-vs-liudmila
Mutua Madrid Open
Naomi Osaka
1
Liudmila Samsonova
2
richard-vs-lorenzo
Mutua Madrid Open
Richard Gasquet
0
Lorenzo Sonego
2
coco-vs-arantxa
Mutua Madrid Open
Coco Gauff
2
Arantxa Rus
0
darwin-vs-rafael
Mutua Madrid Open
Darwin Blanch
0
Rafael Nadal
2
iga-vs-xiyu
Mutua Madrid Open
Iga Swiatek
2
Xiyu Wang
0

Andy Murray: Bây giờ hoặc không bao giờ

Sự kiện: Wimbledon 2023

Cả Vương quốc Anh đang chờ đợi giây phút lịch sử của Andy Murray.

Vượt qua số 4 định mệnh

Huyền thoại của quần vợt Vương quốc Anh, Fred Perry đã qua đời ngày 2/2/1995 ở tuổi 85 mà không bao giờ được chứng kiến một hậu bối lặp lại chiến tích vô địch Wimbledon của ông trong 3 năm liên tiếp 1934, 1935, 1936. Bunny Austin cũng đã yên nghỉ ngày 26/8/2000 khi 94 tuổi mà chẳng được xem một trận chung kết có mặt một tay vợt Vương quốc Anh giống như ông đã làm vào năm 1938. Hơn 70 năm với bao thế hệ đi qua, không biết đã bao nhiêu người hâm mộ tại xứ sở Sương mù đã phải rỏ lệ khi chứng kiến những tay vợt chủ nhà gục ngã trước ngưỡng cửa lịch sử.

Andy Murray: Bây giờ hoặc không bao giờ - 1

Liệu Murray có vượt qua con số 4 định mệnh

Con số 4 vẫn ám ảnh người Anh kể từ sau khi Tim Henman, tay vợt được đánh giá là xuất sắc nhất trong lịch sử quần vợt nước Anh trong kỷ nguyên Mở, thất bại trong 4 trận bán kết Wimbledon 1998, 1999, 2001, 2002. Thật khó để miêu tả những thất vọng cùng cực của người Anh khi hết năm này qua năm khác phải trải qua những sự nuối tiếc xen lẫn thất vọng khi không có một tay vợt nam nào của nước chủ nhà có mặt ở trận đấu cuối cùng. Và như một cái “dớp” khi Andy Murray xuất hiện, dù là một người sinh ra ở Scotland nhưng vẫn là tay vợt số 1 Vương quốc Anh hiện tại, chưa thể thoát khỏi ngưỡng bán kết.

Đã 3 năm liên tiếp 2009, 2010, 2011 Murray dừng chân trước thời khắc lịch sử của quần vợt xứ sở sương mù. Năm 2009 trước Andy Roddick thăng hoa với những cú giao bóng thần sầu, Murray gục ngã sau 4 set, trong đó có hai loạt tie-break ở set 3 và set 4 (4-6, 6-4, (7)6-7, (5)6-7). Năm 2010 và 2011 trước cùng một đối thủ là Rafael Nadal, Murray cũng không thể chống lại sự bền bỉ và sức mạnh mãnh liệt của Rafa. Năm 2010 là một trận thua sau 3 set (4-6, (6)6-7, 4-6) nhưng năm 2011 là một sự hẫng hụt khi có lúc Murray đã đem lại hy vọng sau chiến thắng trong set 1 nhưng cuối cùng vẫn để thua cả 3 set sau (7-5, 2-6, 2-6, 4-6).

Lần thứ 4 liên tiếp đi đến bán kết Wimbledon, Murray có vượt qua con số 4 đầy ám ảnh?

Thời cơ ngàn vàng

Khi lễ bốc thăm phân nhánh Wimbledon 2012 kết thúc, người Anh đã phải thở dài khi một lần nữa Murray lại chung nhánh đấu với Nadal. Rõ ràng khi thất bại trước một đối thủ đã trở thành một cái “dớp” trong vòng nhiều năm thì việc xóa bỏ đi những suy nghĩ lo sợ không phải là điều đơn giản. Tennis đỉnh cao không còn chỉ là cuộc chiến về cú quả, kỹ chiến thuật mà còn là trò chơi tâm lý. Bất kỳ tay vợt nào khi bước ra sân với trạng thái tâm lý vững vàng thì hoàn toàn có thể đánh bại mọi đối thủ. Nhưng đấy lại là điểm yếu bao năm qua của Murray, ngay cả khi đã đi tới 3 trận chung kết Grand Slam.

Andy Murray: Bây giờ hoặc không bao giờ - 2

Murray có nhiều cơ hội trước Tsonga

Nhưng khi Nadal đã bất ngờ bật bãi ngay từ vòng 2, gần như mọi thứ đã mở ra trước mắt Murray. Dĩ nhiên không phải vì Andy ngại phải đối mặt với Rafa mà thực tế sức ép đè nặng lên đôi vai tay vợt người Scotland đã được trút bỏ. Truyền thông ở xứ sở sương mù, nơi vẫn luôn khiến cho áp lực với những niềm hy vọng số 1 như Murray luôn tăng tới cực điểm trước mỗi giải đấu lớn và đó như một lá chắn vô hình chẹn ngang khiến Andy gây thất vọng ở những thời điểm quan trọng nhất. Vậy nên khi không còn đối thủ lớn nhất ở nhánh đấu như Nadal, mọi thứ có thể tạm gọi là dễ thở hơn với Murray nhiều lần.

Jo-Wilfried Tsonga chắc chắn là đối thủ không hề dễ chơi, dù vậy cũng là đối thủ khiến cho tâm lý của Murray thoải mái hơn rất nhiều. Lối đánh ngẫu hứng và mạnh mẽ của tay vợt người Pháp dường như lại là điều kiện để cách chơi cuối sân bóng bền của Murray thêm hiệu quả. Không hề coi thường Tsonga nhưng chắc chắn thành tích đối đầu (5 trận thắng, 1 trận thua) và cảm giác thi đấu hưng phấn vào lúc này là những thứ Murray cần nhất để làm nên lịch sử.

Andy Murray: Bây giờ hoặc không bao giờ - 3

Cả nước Anh đằng sau Murray

Bây giờ hoặc không bao giờ, nếu không thể đi tới trận chung kết Wimbledon sau 4 lần lọt tới bán kết thì quả thực là một bi kịch với Andy. Có thể năm nay Murray mới 25 tuổi và còn cả một sự nghiệp dài phía trước, nhưng sẽ rất khó để một tay vợt có thể gượng dậy khi lại để tuột cơ hội ngàn vàng trong tay. Sau 74 năm kể từ Bunny Austin, Vương quốc Anh lại hồi hộp và tin tưởng vào Murray như thế. Thậm chí nếu lặp lại được những gì Austin đã làm, thì biết đâu đấy lại là thời khắc để Murray lập nên kỳ tích tại Wimbledon như Fred Perry?

Thời tiết dự báo có mưa

Nếu trận bán kết thứ hai giữa Murray và Tsonga (diễn ra sau trận Djokovic – Federer) có mưa thì đấy là lợi thế của tay vợt nước chủ nhà khi mái che được mở. Phân tích cho thấy nếu có mái che trên sân Trung tâm, thì độ ẩm trên mặt sân sẽ tăng cao và khiến bóng đi chậm lại rất nhiều. Khả năng giao bóng của Murray và Tsonga tương đương nhau nên sự ảnh hưởng là không quá lớn. Duy chỉ có một khía cạnh, Tsonga lên lưới nhiều hơn và đấy là điều kiện để những tay vợt nghiêng về chơi cuối sân như Murray có thể có nhiều phương án tấn công. Và người Anh sẽ mong cơn mưa tới đem lại may mắn cho Murray.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Phong Lan ([Tên nguồn])
Wimbledon 2023 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN