DANH MỤC
Tết nay đủ đầy, vẫn thèm sống lại Tết ngày xưa - 1 Tết nay đủ đầy, vẫn thèm sống lại Tết ngày xưa - 2
Tết nay đủ đầy, vẫn thèm sống lại Tết ngày xưa - 3 Tết nay đủ đầy, vẫn thèm sống lại Tết ngày xưa - 4

Trong những ngày cuối cùng của năm Kỷ Hợi sắp khép lại, nhìn dòng người tấp nập chợ hoa, chợ tết tôi lại bồi hồi nhớ đến ngày sum họp cùng gia đình.

Tết nay đủ đầy, vẫn thèm sống lại Tết ngày xưa - 5
Tết nay đủ đầy, vẫn thèm sống lại Tết ngày xưa - 6

Ngày xưa nói đến Tết là lũ trẻ con chúng tôi thích lắm, háo hức mong Tết để được ăn miếng bánh chưng. Cứ ngày 30 hàng năm, bố mẹ lại hô hào cả nhà tập trung để gói bánh chưng.

Mẹ đã chuẩn bị nguyên liệu quan trọng từ tối hôm trước. Loại gạo nếp cái ngon nhất được đem vo rồi ngâm với nước lá dứa xanh mát để qua đêm cho gạo nở mềm. Sáng sớm hôm sau mẹ lúi húi vo lại gạo, rồi đãi đỗ, đồ đỗ. Bố thì đi chợ chọn mua thịt lợn ba chỉ ngon về thái thành miếng vừa phải để làm nhân bánh. Anh tôi được giao nhiệm vụ giã đỗ, nắm thành từng nắm vừa tay, lấy dao xắt nhỏ để làm nhân. Tôi thì được sai đi cắt lá dong, đem về rửa sạch, rồi bó lại thành từng bó nhỏ phơi cho ráo nước, sau đó lau khô với khăn sạch.

Bố tôi được nhiều người khen gói bánh đẹp và luộc bánh ngon. Bố chỉ dùng khuôn để bánh gói được vuông vức, đẹp mắt. Ông kỹ càng từ việc chọn nguyên liệu đến chiếc lá gói bánh. Những chiếc lá to bản, lành nhất được bố xếp làm vỏ bao ngoài chiếc bánh cho đẹp.

Tết nay đủ đầy, vẫn thèm sống lại Tết ngày xưa - 7

Đến khâu luộc bánh chưng, anh em tôi đòi cho kỳ được việc canh nồi. Nhiệm vụ của chúng tôi là tiếp nước cho nồi bánh, canh lửa cho cháy đều. Bên cạnh bếp luôn có sẵn một thùng nước. Chúng tôi múc nước cho vào chiếc chậu khá dày đặt trên miệng nồi bánh, đợi cho nước nóng lên sau đó múc nước này đổ vào nồi. Bố bảo làm như vậy thì bánh mới ngon, không sợ bị “lại gạo”. Sẵn có than hồng, anh em tôi tranh thủ vùi củ khoai, nướng bắp ngô rồi luyên thuyên, ríu rít cả buổi tối.

Hồi ấy nhà tôi chưa có tủ lạnh nên bố tìm cách bảo quản bánh để không bị mốc, thiu. Sau khi vớt bánh chưng, bố tôi xếp thành tầng vuông vắn và đặt lên một tấm gỗ. Bố sai hai anh em đổ đầy thùng nước để đặt lên trên. Do bị đè nặng nên nước trong bánh bị ép chảy ra rất nhiều. Bánh trở nên khô, nếp chặt nên giữ được đến tận mùng 10.

Có người bảo: Tết đối với người lớn có rất nhiều khoản lo, còn trong mắt trẻ con Tết là bánh kẹo mứt, là quần áo mới. Năm nào mẹ cũng mua cho anh em tôi bộ đồ mới và dặn phải để dành diện Tết. Sang ngày đầu năm mới ngay khi vừa mở mắt, tôi đã nghĩ ngay đến bộ quần áo thơm mùi đồ mới với tâm trạng nôn nao, háo hức khó tả. Tôi tưởng tượng mình sẽ oách lắm đây.

Tết nay đủ đầy, vẫn thèm sống lại Tết ngày xưa - 8 Tết nay đủ đầy, vẫn thèm sống lại Tết ngày xưa - 9
Tết nay đủ đầy, vẫn thèm sống lại Tết ngày xưa - 10

Tết trong kí ức thuở ấy còn là hộp mứt huyền thoại của thế hệ 8X, 9X - cái hộp màu đỏ hình lục giác có 3 ông Phúc – Lộc – Thọ được gói gém cẩn thận trong chiếc túi bóng kính và thắt nút ở đầu bằng chiếc nơ màu hồng, đỏ rực rỡ. Ở bên trong là những món kẹo mứt bình dị như mứt dừa, mứt bí thái chì, mứt cà rốt, nho khô, kẹo trứng chim.

Chẳng thể kể hết niềm vui của anh em tôi khi được mẹ cho bóc và được nhón vài miếng đầu tiên, vừa ăn vừa cười toe toét. Kể mà bây giờ có lại hộp mứt đỏ hình ngũ giác thì chắc tôi rưng rưng cảm động lắm, dù chưa chắc đã thích ăn nữa.

Tết nay đủ đầy, vẫn thèm sống lại Tết ngày xưa - 11

Tết nay vẫn vui nhưng khác hẳn Tết hồi trước. Những đứa trẻ vui Tết xưa nay đã đến tuổi lo toan, đã trở thành người mẹ, người vợ.

Ngày 29, 30 Tết thay vì chuẩn bị các thứ để gói bánh chưng, tôi bận rộn với việc dọn dẹp nhà cửa, sắm sửa quà Tết. Năm nào vợ chồng tôi cũng ngồi lại bàn tính xem quà biếu bố mẹ hai bên như thế nào. Ngày trước bố mẹ tôi không có điều kiện nên chỉ biếu ông bà nội ngoại mỗi bên hai chiếc bánh chưng, 1kg thịt là sang lắm rồi. Giờ tôi thực dụng hơn, thường nghĩ đến việc biếu tiền để bố mẹ ăn Tết, hoặc những món quà thiết thực cho sức khỏe như chiếc ghế massage chẳng hạn.

Thói quen sắm Tết bây giờ cũng khác lúc trước. Mẹ thường đi chợ quê sắm sửa quần áo, đồ Tết trong nhà, còn tôi đi sắm Tết tại các trung tâm thương mại hoặc siêu thị. Mặc dù tiện lợi hơn rất nhiều nhưng không thấy náo nhiệt rộn ràng tiếng người mua kẻ bán, tiếng trả giá, tiếng rao hàng, tiếng hỏi thăm nhau của những người đi chợ năm xưa…

Tết nay đủ đầy, vẫn thèm sống lại Tết ngày xưa - 12

Người ta bảo cái gì hiếm thì mới quý, ngày xưa mong đến Tết để được ăn miếng bánh chưng xanh có thịt mỡ béo ngậy, miếng mứt thơm ngọt… Nhưng ngày nay, những thứ đó đã trở nên dư thừa nên sự háo hức, mong chờ cũng nhạt dần. Ở quê tôi, ít nhà gói bánh chưng hơn trước có lẽ cũng bởi bây giờ người ta ít hứng thú vì có nhiều lựa chọn ngon miệng hơn.

Tết nay nhiều người bảo “sao đi nhanh quá”, sáng mùng 1 đi chúc người thân, bạn bè, hàng xóm láng giềng, nhưng về chiều thì không khí đã mất dần sự náo nức. Cũng phải thôi, bây giờ người ta thường đi chúc Tết bằng ô tô, xe máy cho nhanh, cho tiện, vì vậy mà Tết cảm giác vội vã hơn. Hồi trước anh em chúng tôi xách “lỡi Tết” đi vòng quanh làng chúc họ hàng, từ nhà nọ tới nhà kia đến tầm 4 giờ chiều mới xong nên cảm giác Tết dài và vui đến lạ.

Tết nay đủ đầy, vẫn thèm sống lại Tết ngày xưa - 13

Tết bây giờ mặc dù có nhiều đổi khác, nhưng vẫn lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống của người Việt từ trước đến nay. Đó chính là Tết tình thân, Tết đoàn viên.

Tết nay đủ đầy, vẫn thèm sống lại Tết ngày xưa - 14

Dù bận rộn cỡ nào thì bữa cơm tất niên hôm 30 Tết ở gia đình nhà chồng hàng năm chúng tôi đều có mặt. Anh em, con cháu được dịp gặp gỡ, hỏi han nhau về cuộc sống, về công việc trong năm vừa qua. Nhà lúc nào cũng ồn ào, rộn tiếng trẻ con chơi đùa nhưng ông bà thì vui vẻ ra mặt khi đây là dịp con cháu sum vầy, đông đủ nhất trong năm. Chiều ngày 30 con cháu trong gia tộc tề tựu và cùng đi thăm, quét dọn mồ mả tổ tiên. Đối với tôi đây là tập tục rất đẹp của người Việt mình. Trong những thời điểm quan trọng của cuộc đời như ngày cưới xin, các ngày lễ Tết chúng ta đều nhớ về nguồn cội.

Trong không khí nhộn nhịp những ngày cuối cùng của năm cũ, tôi gọi điện về hỏi thăm bố mẹ đã chuẩn bị gì cho Tết nhất chưa, bố tôi bảo: “Cây đào nhà mình đã ra nụ đẹp lắm và nở hoa vào đúng dịp Tết nên không phải mua mới; nhà mình mới làm thêm cái nán ở nhà ngang đấy, các cháu về đây chơi nếu có mưa cũng không sợ bị ướt. À Tết năm nay bố gói bánh chưng sớm hơn vài ngày, nếu được nghỉ sớm thì vợ chồng con đưa các cháu về chơi với ông bà ngoại một hôm nhé. Bao giờ con được nghỉ Tết thế…”. Chẳng kịp nghe hết câu chuyện của bố sống mũi mũi tôi bỗng cay cay, mắt tôi nhòe đi, chẳng để ý mình nói gì. Tự dưng tôi thấy thương bố mẹ vô cùng. Không biết có ai phụ mẹ hái lá dong không, ai sẽ giúp bố canh lửa, tiếp nước cho nồi bánh chưng?

Tết nay đủ đầy, vẫn thèm sống lại Tết ngày xưa - 15

Vẫn là vóc dáng thân thương ấy nhưng những năm gần đây tôi nhận thấy bố đã già đi, chẳng còn khỏe mạnh như xưa, chiếc nồi bé bằng một nửa nồi bánh chưng ngày trước nhưng bố nhấc khó khăn hơn. Mẹ thỉnh thoảng kêu nhức mình, mỏi gối mỗi khi trở trời.

Bố mẹ cũng đã ngoài sáu chục, ở cái tuổi bên kia sườn dốc của cuộc đời. Vì vậy nên tôi chăm gọi điện thoại hỏi thăm bố mẹ, thu xếp công chuyện để đưa các con về thăm ông bà nhiều hơn. May mắn chồng tôi là người tâm lý, anh mua biếu bố mẹ tôi chiếc ghế massage của Kingsport để ông bà có thể chủ động chăm sóc sức khỏe hàng ngày, giảm bớt những mệt nhọc, giúp cho giấc ngủ thêm phần trọn vẹn. Những khi không về được tôi cũng cảm thấy an lòng hơn.

Năm nay, tôi bàn tính với chồng thu xếp công việc trên cơ quan, nghỉ Tết sớm hơn 2 ngày đưa các con về thăm ông bà và học gói bánh chưng, để con háo hức chạy loanh quanh phụ giúp ông bà cắt cuống lá, lau lá, tự tay mình gói chiếc bánh nhỏ xíu đầu đời, để con cảm nhận được hồn Tết Việt - giống như chúng tôi thuở trước.

Tết là ngày trở về để gia đình sum họp, đoàn viên:

“Tết là gắn kết yêu thương”

Tết nay đủ đầy, vẫn thèm sống lại Tết ngày xưa - 18 Tết nay đủ đầy, vẫn thèm sống lại Tết ngày xưa - 19

Thứ Ba, ngày 21/01/2020 20:00 PM (GMT+7)

Nguồn: [Link nguồn]

([Tên nguồn]) .