Phim ngắn "Con nợ mẹ 1 nàng dâu" khiến khán giả rơi lệ
Câu chuyện tình yêu và cuộc sống của người đồng tính gợi nhiều suy ngẫm, xúc cảm.
Những ngày gần đây, bộ phim ngắn đề tài về đồng tính mang tên “Kiếp này con nợ mẹ một nàng dâu” đang gây xôn xao cồng đồng mạng. Chỉ sau vài ngày ra mắt, tác phẩm nghiệp dư đã đạt gần 400 nghìn lượt xem cùng hàng ngàn những bình luận đa chiều.
Mối tính ngang trái của nhân vật nam chính
“Kiếp này con nợ mẹ một nàng dâu” của đạo diễn trẻ Nguyễn Quốc Nam xoay quanh tình yêu của những người đồng tính. Mặc dù đề tài này không còn xa lạ với khán giả cũng như các nhà làm phim nhưng Nguyễn Quốc Nam đã mang góc nhìn và cách xử lý mới mẻ cho nội dung thêm sinh động, chân thực. Một cái nhìn khác về cuộc sống và những nghiệt ngã của người đồng tính, nỗi niềm chất chứa và cái kết buồn của một kiếp người sống giữa những bế tắc khi một bên là gia đình, một bên là tình yêu.
Nội dung của phim xoay quay cuộc sống của hai mẹ con Phúc, gia đình nghèo khó mẹ Phúc phải đi thu mua đồng nát, còn Phúc làm trong phòng kinh doanh của một công ty. Phúc sinh ra không được như bao người khác, khi có tình cảm và yêu người đồng giới. Mọi chuyện trở lên tồi tệ khi Phúc bị người yêu phản bội, còn truyền cho anh căn bệnh thế kỷ HIV. Quá tuyệt vọng và thấy có lỗi với mẹ, Phúc đã chọn con đường tự tử để giải thoát cho mình.
Tuy nhiên sau khi chết, Phúc mới nhận ra rằng anh chưa bao giờ nói với mẹ mình câu "con yêu mẹ". Phúc luôn khao khát được nói câu đó dù chỉ một lần. Khi gặp Nam một người nghèo khổ không nơi lương tựa và có khả năng nhìn thấy người chết, anh đã giúp Phúc gặp mẹ để nói "Con yêu mẹ".
Hình ảnh người mẹ già vất vả nuôi con
“Kiếp này con nợ mẹ một nàng dâu” có phần nặng nề hơn so với những bộ phim đồng tính khác. Phim không có những khúc chuyển cảnh gây cười, không dài như những phim khác, mà tập trung khai thác tối đa những góc khuất trong cuộc sống của người đồng tính, cũng như cảm xúc tâm lý của những người thân xung quanh.
Bộ phim mang màu sắc ảm đạm, muộn phiền của một tình yêu giấu kín với những góc máy chân thực để lột tả thân phận của hai mẹ con sống trong cảnh khốn cùng, luôn mong ước thay đổi được cuộc sống.