Sam chết bất thường kín đặc bờ biển Nhật Bản

Số lượng sam chết nhiều gấp 5 lần bình thường chỉ trong mùa hè 2016 khiến các nhà khoa học rất lo ngại tính bền vững của bầy.

Sam chết bất thường kín đặc bờ biển Nhật Bản - 1

Tổng cộng 490 sam biển chết dạt bờ ở Nhật Bản.

Gần 500 con sam đã chết và phủ kín bờ biển Nhật Bản cách đây ít hôm. Các nhà khoa học chưa rõ tại sao loài động vật được coi là “hóa thạch sống” lại chết nhiều tới vậy.

Theo một nhóm bảo vệ sam, mỗi năm khoảng 50 đến 60 con sam thường dạt bờ khu vực Sonehigata, một trong những bãi sam lớn nhất Nhật Bản. Tuy nhiên khoảng 490 con sam chết cùng lúc là số lượng kỉ lục suốt 20 năm qua.

Hiroko Koike, nhà nghiên cứu ở bảo tàng đại học Kyushu nói rằng nhìn chung sức khỏe của sam trong khu vực vẫn tốt.“Nước biển dâng do biến đổi khí hậu, thiếu chỗ đẻ trứng và nguồn dinh dưỡng suy giảm là nguyên nhân khiến sam chết”, Koike nói. “Chúng ta cần tìm ra nguyên nhân”.

Shungo Takahashi, 61 tuổi, phụ trách nhóm nghiên cứu và bảo vệ sam ở tỉnh Fukuoka cho biết sam bắt đầu chết từ tháng 1, thời điểm chúng hoạt động khá ít. Số lượng chết tăng dần vào cuối tháng 6 và lên mạnh vào tháng 7,8.

Sam chết bất thường kín đặc bờ biển Nhật Bản - 2

Ước tính số lượng sam chết chiếm 20% tổng số bầy.

Các nhà khoa học ước tính khoảng 2.000 cặp sam tới Sonehigata đẻ trứng mỗi năm. Dựa trên số lượng này, chuyên gia Takahashi cho rằng có khoảng 2.400 con sam đang sống ở tầng bãi triều. 490 con sam bị chết chiếm khoảng 20% tổng số sam trong vùng. “Tôi lo rằng chúng sẽ đẻ ít trứng hơn vào năm sau”, Takahashi nói.

Satoshi Morinobu, một nhà nghiên cứu ở bảo tàng sam Kasaoka, tỉnh Okayama nói rằng sam cần rất nhiều thời gian để lớn. Số lượng sam chết nhiều như vậy có thể nguy hại cho sự phát triển chung.

Theo Trung tâm nghiên cứu Công nghệ biển và Nghề cá Fukuoka, nhiệt độ nước biển ở tỉnh Fukuoka cao hơn 1 độ C so với bình thường. Tuy nhiên Morinobu nói rằng sam sống tốt ở những vùng miền nam ấm hơn nên đây không được xem là lí do sam chết hàng loạt.

Sam là một trong số những loài động vật cổ xưa nhất hành tinh, được coi là “hóa thạch sống” và có trên trái đất cách đây 200 triệu năm. Chúng có máu màu xanh và thường sống dưới đáy biển.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quang Minh - Asahi ([Tên nguồn])
Thế giới động vật Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN