Kinh ngạc cảnh "pháo hoa" lung linh dưới đáy biển sâu

Khi phát hiện đối tượng khác thường bơi qua, nhóm nghiên cứu nhanh chóng bật thiết bị theo dõi.

Nhóm nghiên cứu trên tàu thám hiểm Nautilus tình cờ phát hiện loài sứa ‘Halitrephes Massi’ trong khi lấy mẫu thí nghiệm ở độ sâu 1.200 m ngoài khơi bờ biển Baja California, Mexico.

Các nhà khoa học đang sử dụng phương tiện điều khiển từ xa Hercules để tìm kiếm các loài cua gần quần đảo Revillagigedo, thì phát hiện loài sứa Nautilus và màn trình diễn cực hiếm thấy gây sửng sốt của nó.

“Khi phát hiện đối tượng khác thường bơi qua, nhóm nghiên cứu của chúng tôi nhanh chóng bật thiết bị để theo dõi và ghi lại hình ảnh tư liệu”, nhóm nghiên cứu cho biết.

Theo tạp chí National Geographic, loài sứa Halitrephes Massi được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1909. Con người chỉ có thể nhận ra chúng dưới đèn chiếu sáng và chúng gần như “vô hình” trong bóng tối.

“Các ống vận chuyển chất dinh dưỡng qua bụng sứa phản chiếu ánh sáng với các tia sáng màu vàng và hồng”, nhóm nghiên cứu Nautilus giải thích.

Ngàn con sứa khổng lồ trôi dạt bờ biển Anh

Sứa thùng có thể dài tới vài mét với đường kính cơ thể khi trưởng thành là gần một mét.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Huy Phong (Theo RT) ([Tên nguồn])
Thế giới động vật Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN