Choáng vì những cổ vật nghìn tuổi
Sáo có tuổi thọ lên đến 42.000 năm trong khi mắt nhân tạo có độ tuổi lên đến 4.800 năm.
Cần sa lâu đời nhất: 2.700 tuổi
Năm 2008, gần 1kg cần sa còn nguyên màu xanh lá cây được tìm thấy trong một ngôi mộ cổ 2.700 tuổi tại sa mạc Gobi, Trung Quốc. Đây được coi là nơi cất giấu cần sa lâu đời nhất thế giới.
Bã cần sa được tìm thấy
Một loạt những xét nghiệm chứng tỏ rằng loại cần sa này sở hữu những đặc tính kích thích thần kinh mạnh. Các nhà khoa học cũng nghi ngờ rằng ở giai đoạn đó việc họ trồng loại cây này không phải chỉ đơn thuần để lấy nguyên liệu làm quần áo, dây thừng hay các vật dụng khác.
Người đứng đầu cuộc nghiên cứu Ethan Russo chia sẻ với Discovery News rằng loại cần sa đó “khá giống” với ngày nay.
Kẹo cao su lâu đời nhất: 5.000 năm
Năm 2007, một phần của bã kẹo cao su có tuổi đời lên đến 5.000 năm đã được phát hiện bởi một sinh viên khảo cổ học Anh tai Phần Lan. Loại kẹo cao su này được làm từ vỏ cây bạch dương và còn nguyên vết in răng trên đó.
Bã của viên kẹo cao su
“Trên vỏ ngựa có chứa phenol – một hợp chất sát trùng. Những người ở thời kỳ đó tin rằng bằng cách nhai những thứ này họ sẽ ngăn ngừa được việc nhiễm trùng nướu” - Trevor Brown đến từ đại học Derby cho hay.
Đôi giày da lâu đời nhất: 5.500 năm
“Thật ngạc nhiên là đôi giày này quá giống như một đôi giày da thời hiện đại” – một nhà thiết kế nổi tiếng cho hay.
Phần còn lại của đôi giày vẫn khá nguyên vẹn
Được nhồi đầy cỏ bên trong đôi giày 5.500 năm tuổi này được bảo quản rất tốt sau khi được khai quật tại một hang động ở Mỹ vào năm 2010.
Về kích thước, nó khá tương đồng với một người phụ nữ có size chân là 7 (tính theo size của Mỹ).
Nhạc cụ lâu đời nhất thế giới: 42.000 năm
Năm 2012, các nhà nghiên cứu đã xác định được loại nhạc cụ được cho là cổ xưa nhất trên thế giới.
Những ống sáo vài chục nghìn tuổi
Đó là những cây sáo được làm từ xương chim và ngà voi khổng lồ tại hang Hohle Fels ở Đức. Các nhà khoa học đã sử dụng các phương pháp tính tuổi và cho biết nó có niên đại cách đây khoảng 42.000 đến 43.000 năm.
Mắt nhân tạo lâu đời nhất: 4.800 năm
Theo một báo cáo vào năm 2006, các nhà khảo cổ học người Iran tại "Burnt City" thông báo rằng họ đã phát hiện được một nhãn cầu nhân tạo có niên đại cách đây 4.800 năm.
Nhãn cầu nhân tạo
Nhãn cầu này là của một người phụ nữ khỏe mạnh khoảng 25 đến 30 tuổi tại thời điểm tử vong. Nguyên liệu được phát hiện gồm có nhựa đường tự nhiên trộn với mỡ động vật. Nghiên cứ về nhãn cầu cũng cho thấy sự hình thành của áp-xe trong mí mắt do tiếp xúc thời gian dài với nó.