10 thị trấn ma tuyệt vời nhất thế giới
Một số thị trấn ma bị bỏ hoang hiện đang là điểm du lịch hấp dẫn mặc dù với một số người có thể là nguy hiểm hoặc bất hợp pháp.
1. Thị trấn Kolmanskop (miền Nam Namibia)
Kolmanskop là một thị trấn ma đã bị bỏ rơi khoảng 55 năm nằm ở phía Nam Namibia, cách cảng Luderitz một vài cây số. Năm 1908, khi một công nhân đã tìm thấy một viên kim cương trong đống cát thì Luderitz bắt đầu chìm ngập trong cơn sốt kim cương và người người đổ xô đến sa mạc Namib.
Trong vòng hai năm sau, thị trấn bắt đầu phát triển mạnh mẽ, xây dựng sòng bạc, trường học, bệnh viện và các tòa nhà dân cư trong sa mạc cát cằn cỗi. Tuy nhiên, ngay sau khi chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra dẫn đến sự sụt giảm trong doanh số bán hàng kim cương, đây cũng là sự khởi đầu của sự kết thúc. Đến những năm 1950, thị trấn bị bỏ hoang và bắt đầu bị chôn vùi bởi những cồn cát.
Ngay sau đó những tấm chắn kim loại bị vỡ, những khu vườn xinh đẹp và đường phố gọn gàng đều bị chôn vùi dưới cát. Cửa ra vào và cửa sổ kêu cọt kẹt. Thị trấn ma chính thức được sinh ra.
Một vài tòa nhà cũ vẫn còn đứng sừng sững và một số nội thất trong nhà hát vẫn còn sử dụng tốt nhưng đa phần đều đổ nát hoang tàn, thị trấn từ vĩ đại trở thành thị trấn ma bị bỏ hoang.
2. Thị trấn Pripyat (Ukraina)
Prypiat là một thành phố bị bỏ hoang nằm ở “khu vực của sự tha hóa” thuộc miền bắc Ukraina. Đó từng là nơi ở của công nhân nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, bị bỏ hoang từ năm 1986 sau thảm họa nổ nhà máy hạt nhân Chernobyl. Trước khi xảy ra thảm họa, dân số của nó có khoảng 50.000 người.
Cho đến gần đây, một bảo tàng tư liệu về thời kỳ Xô viết muộn đã đăng một số bức ảnh về những tòa nhà, hồ bơi, bệnh viện và các khư vực khác đều bị bỏ hoang. Tất cả mọi đồ vật bên trong tòa nhà đều còn lại kể cả hồ sơ, giấy tờ, TV, đồ chơi trẻ em, đồ nội thất và quần áo,… tất cả mọi thứ mà một gia đình bình thường sẽ có.
Mặc dù hiện tại thị trấn này đã có sự hiện diện của con người - những người đang phải làm công việc giải quyết hậu quả của thảm hoạ hạt nhân, nhưng hàng nghìn công trình bị bỏ hoang vẫn khiến Pripyat trở thành một thị trấn ma lạnh lẽo và đáng sợ.
3. Thị trấn San Zhi (Đài Loan)
Nằm ở phía Bắc của Đài Loan, “ngôi làng biển tương lai” này ban đầu đượ xây dựng như là một khu nghỉ dưỡng dành cho những người giàu có. Tuy nhiên, sau nhiều vụ tai nạn gây tử vong trong quá trình xây dựng, sản xuất thì công trình ngừng thi công. Cộng thêm với thiếu nguồn vốn và nhà đầu tư không còn thích thú nên việc xây dựng đã ngừng lại vĩnh viễn.
Có nhiều người cho rằng, khu vực này đang bị ám ảnh bởi những bóng ma của những người đã chết. Mặc dù chính phủ và cơ quan chức năng đã tìm mọi cách bưng bít các thông tin nhằm thu hút nhà đầu tư tái tạo lại khu vực này nhưng dường như không hiệu quả.
Có lẽ việc phá hủy nhà cửa của những linh hồn cô đơn là một điều xấu nên bao năm trôi qua, San Zhi vẫn cứ đứng yên như vậy với những truyền thuyết bí ẩn của riêng mình.
4. Thị trấn Craco (Italya)
Craco nằm giữa hai tỉnh Basilicata và Matera, cách vịnh Taranto khoảng 40km.
Thị trấn thời trung cổ này là điển hình của những người trong khu vực, được xây dựng với những ngọn đồi dài nhấp nhô xung quanh cho phép trồng lúa mì và các loại cây khác.
Thị trấn Craco được thành lập vào năm 1060 khi đất đai thuộc sở hữu của Đức tổng giám mục Arnaldo, giám mục Tricarico. Mối quan hệ lâu dài với các giáo hội đã ảnh hưởng lớn đến người dân qua nhiều thời đại.
Năm 1891, dân số của Craco là hơn 2.000 người. Do có nhiều vấn đề về điều kiện phát triển nông nghiệp nghèo nàn nên đến giữa năm 1892 và 1922 có khoảng 1.300 người di chuyển đến Bắc Mỹ. Nền canh tác lạc hậu lại thêm động đất, lở đất, chiến tranh đã dẫn đến việc di cư hàng loạt. Giữa năm 1959 và 1972, Craco bị ám ảnh bởi những trận động đất và lở đất. Năm 1963, 1.800 dân cư còn lại chuyển đến một thung lũng dần đó gọi là Craco Peschiera, còn thị trấn Craco gốc thì chìm trong đống hoang tàn đổ nát cho đến ngày nay.
5. Thị trấn Oradour-sur-Glane (Pháp)
Ngôi làng nhỏ Oradour-sur-Glane (Pháp) mang bối cảnh kinh dị không kể xiết. Trong chiến tranh thế giới II, 642 người dân đã bị binh lính Đức thảm sát như là một hình phạt cho phong trào kháng chiến của Pháp.
Ban đầu, mục tiêu của người Đức là Oradour-sur-Vayres nhưng họ đã nhầm lẫn khi tấn công Oradour-sur-Glane vào ngày 10/6/1944.
Theo lời kể của một người còn sống sót, những người đàn ông thì bị dồn vào kho và bị bắn vào chân cho cái chết đến một cách từ từ. Những người phụ nữ và trẻ em thì bị đưa đến nhà thờ và thiệt mạng dưới đầu súng của quân Đức.
Ngôi làng đã bị người Đức san bằng sau đó, tàn tích của nó đến nay vẫn còn đứng vững như một đài tưởng niệm cho người đã khuất và lời nhắc nhở về những gì đã diễn ra.