DANH MỤC

Kể từ khi lần đầu công bố về dịch Covid-19 (8/12/2019) tại Trung Quốc đại lục, đến nay bệnh dịch đã lây lan tới hơn 100 quốc gia, vùng lãnh thổ với hơn 180.000 người nhiễm bệnh.

Sự việc trở nên đáng báo động, ngày 11/3, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus – Tổng giám đốc WHO tuyên bố “Sự bùng phát của Covid-19 đã trở thành đại dịch”.

Một sự thật không thể phủ nhận, Covid-19 đã làm cho nhiều ngành nhiều lĩnh vực trở nên “điêu đứng”

Covid-19: Đại dịch toàn cầu và nền kinh tế “điêu đứng” - 2
Covid-19: Đại dịch toàn cầu và nền kinh tế “điêu đứng” - 3

Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) ước tính, dịch COVID-19 (nCoV) sẽ khiến các hãng hàng không thiệt hại 29 tỷ USD, chủ yếu ở thị trường châu Á-Thái Bình Dương. Trong đó, các hãng bay Trung Quốc tổn thất khoảng 12,8 tỷ USD.

Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, đã và đang khiến hàng nghìn chuyến bay bị hủy, thổi bay hàng tỷ USD của ngành hàng không toàn cầu. Và nhiều khả năng, dịch bệnh này sẽ buộc các hãng bay trên thế giới phải đối mặt với năm tồi tệ nhất kể từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 – 2009 tới nay.

Còn tại Việt Nam, Cục Hàng không đã dự kiến 3 kịch bản cho thị trường hàng không năm 2020. Cụ thể, nếu dịch hết trong tháng Tư (kịch bản lạc quan nhất), tổng thị trường năm 2020 vẫn đạt 80 triệu khách, tăng 1,1%. Lượng khách qua cảng đạt 119 triệu khách.

Covid-19: Đại dịch toàn cầu và nền kinh tế “điêu đứng” - 4

Ở kịch bản trung bình (tháng 6/2020 hết dịch), tổng thị trường sẽ chỉ đạt 74,6 triệu khách, giảm 5,7%, lượng khách qua cảng đạt 111,6 triệu khách, giảm 4,2%.

Trường hợp xấu nhất, nếu tháng 8 mới hết dịch, tổng thị trường sẽ giảm sâu 17,2%, chỉ còn 65,5 triệu khách. Lượng khách qua cảng giảm 15,5%, còn 98,5 triệu khách.

Covid-19: Đại dịch toàn cầu và nền kinh tế “điêu đứng” - 5

Lượng khách lưu trú tại các khách sạn giảm 60%. Ước tính, tổng thiệt hại của ngành du lịch Việt Nam do dịch COVID-19 vào khoảng 7 tỷ USD, tức hàng nghìn tỷ đồng.

Phát biểu tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2/2020 diễn ra tại Hà Nội mới đây, ông Mai Tiến Dũng - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho biết, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều ngành, lĩnh vực gặp khó khăn, bộc lộ những hạn chế, bất cập, nhất là ngành hàng không, du lịch, vận tải.

“Uớc tính ban đầu, đến nay lượng khách lưu trú tại các khách sạn giảm 60%; du lịch thiệt hại 7 tỷ USD", ông Mai Tiến Dũng nói.

Covid-19: Đại dịch toàn cầu và nền kinh tế “điêu đứng” - 6
Covid-19: Đại dịch toàn cầu và nền kinh tế “điêu đứng” - 7

Trong phiên đầu tuần trên thị trường châu Á, vàng đã lần đầu tiên kể từ đầu năm 2013 vượt lên trên ngưỡng 1.700 USD/ounce trong bối cảnh thị trường lo ngại về dịch Covid-19 lan rộng.

Tại Việt Nam, ngày 9/3, sau khi tiến lên mức 48,25 triệu đồng/lượng, mốc cao thứ hai từ đầu năm chỉ sau kỷ lục hơn 49 triệu đồng/lượng cuối tháng hai. Tuy nhiên, giá vàng đã quay đầu đi xuống ngay trong ngày và chốt phiên với mức giảm 400.000 đồng/lượng.

Những phiên sau đó, giá vàng lên xuống thất thường. Nếu tính thêm chênh lệch mua bán, chỉ trong một ngày, người mua vàng thời điểm này dễ dàng lỗ hơn 1 triệu đồng/lượng.

Cho dù vàng liên tục lên – xuống khó lường, nhưng vẫn ở mức cao. Theo giới chuyên gia, giá kim loại quý vẫn được dự đoán tăng mạnh trong tuần do dịch Covid-19 đang lan rộng.

Covid-19: Đại dịch toàn cầu và nền kinh tế “điêu đứng” - 8

Vàng còn được hưởng lợi từ đồng USD đang giảm giá rất mạnh. Ngoại trừ đồng Yên Nhật tăng giá, hầu hết các đồng tiền chủ chốt khác đều giảm.

Phân tích thêm về vấn đề này, Chuyên gia tài chính Đinh Trọng Thịnh cho rằng, từ lâu vàng là nơi trú ẩn của nhà đầu tư khi họ cảm thấy “có vấn đề” trên thị trường.

Theo chuyên gia Thịnh, giai đoạn hiện nay nếu dịch Covid-19 còn tiếp diễn đến thời điểm tháng 5- tháng 6 thì kinh tế thế giới có thể sẽ giảm sút 1-1,2%, nền kinh tế thế giới rất trầm lắng. Tương tự, thị trường chứng khoán thế giới cũng sa sút, trong khi đó giá vàng thế giới thời gian tới sẽ còn tăng nhưng tăng đến đâu thì chưa thể dự đoán được bởi còn phụ thuộc vào diễn biến dịch Covid-19 và sự phục hồi của các tập đoàn trên thế giới.

Covid-19: Đại dịch toàn cầu và nền kinh tế “điêu đứng” - 9

Trong phiên giao dịch ngày 9/3 đã ghi nhận, thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua một trong những phiên giao dịch giảm mạnh nhất trong 19 năm. VN-Index giảm 6,3%, HNX-Index giảm 6,4% - đây là mức giảm kỷ lục trong một phiên giao dịch của VN-Index kể từ năm 2001.

Ngày 11/3, tại Việt Nam, chỉ số VN-Index giảm mạnh nhất châu Á khiến vốn hóa thị trường tiếp tục bốc hơi 4,5 tỷ USD sau khi chứng kiến phiên 9/3 bay kỷ lục gần 13 tỷ USD.

Nói về thị trường chứng khoán trong những ngày vừa qua, ông Trần Văn Dũng - Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhận định: Các thông tin về diễn biến phức tạp của Covid-19 đã ngay lập tức tác động mang tính cộng hưởng tới tâm lý giới đầu tư toàn cầu. Là quốc gia có độ mở kinh tế lớn, tác động từ những thông tin trên với thị trường Việt Nam là khó tránh.

Covid-19: Đại dịch toàn cầu và nền kinh tế “điêu đứng” - 10

Việc Việt Nam có thêm các ca nhiễm nCoV mới là điều bất lợi cho nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng. Nhưng với quyết tâm lớn của Chính phủ, người dân, cộng với khả năng, kinh nghiệm của Việt Nam, chúng tôi tin dịch bệnh này sẽ sớm được kiểm soát.

“Nhìn một cách tổng quan, khi Việt Nam kiểm soát được dịch bệnh, với nội lực của nền kinh tế, có nhiều cơ sở để trông đợi vào khả năng phục hồi” – ông Dũng nói thêm.

Covid-19: Đại dịch toàn cầu và nền kinh tế “điêu đứng” - 11

Trong khi đó, giá dầu cũng lao dốc thảm hại tới 30% do OPEC không thể đạt thỏa thuận cắt giảm sản lượng khai thác. Giá dầu thô hiện tại ở mức 32-35 USD/thùng sau khi đã trải qua một cú sụt giảm lớn nhất kể từ Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, giảm tới 30%.

Đối với Việt Nam, giá xăng dầu lao dốc khiến “kẻ cười người khóc”. Việc giá dầu thô giảm kéo theo giá xăng dầu giảm có mặt tích cực là giúp các doanh nghiệp sản xuất, vận tải giảm được chi phí; người dân bớt đi gánh nặng trong bối cảnh nhiều hàng hóa tăng cao, thu nhập sụt giảm.

Covid-19: Đại dịch toàn cầu và nền kinh tế “điêu đứng” - 12

Thế nhưng, mặt tiêu cực là các doanh nghiệp khai thác dầu mỏ sẽ phải chịu thiệt hại nặng nề do giá giảm. Số thu ngân sách từ dầu thô cũng sẽ giảm đáng kể. Tại cuộc họp của Ủy ban quản lý vốn nhà nước mới đây, ông Lê Mạnh Hùng, Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) lo lắng khi giá dầu thô lao dốc do nhu cầu giảm. “Các tổ chức đều dự báo một bức tranh rất xấu. Các nghiên cứu của OPEC đánh giá nhu cầu dầu thô giảm mạnh”, ông Hùng lưu ý và cho biết “Ngành dầu khí khai thác một ngày 230.000-280.000 thùng/ngày. Giá dầu giảm 1 USD thì dầu khí bị tác động 1 USD/thùng, con số suy giảm là rất lớn”.

Covid-19: Đại dịch toàn cầu và nền kinh tế “điêu đứng” - 13

Theo Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA), kết thúc năm tài chính 2019, tổng giá trị hàng tồn kho của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên sàn chứng khoán đang tăng quá nhanh. Đến cuối năm 2019, tổng giá trị núi hàng tồn kho đã vọt lên đến 223.474 tỷ đồng, tăng 38% so với cùng kỳ năm trước.

Báo cáo tài chính của nhóm doanh nghiệp địa ốc niêm yết cho thấy có đến 24 doanh nghiệp có giá trị hàng tồn kho trên 1.000 tỷ đồng, 4 tập đoàn tồn kho từ 4.200 tỷ đồng đến 7.397 tỷ đồng. Riêng 2 tập đoàn hàng đầu chiếm 63% tổng tồn kho toàn thị trường.

Covid-19: Đại dịch toàn cầu và nền kinh tế “điêu đứng” - 14

Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hội môi giới Bất động sản Việt Nam cho biết, với tác động “kép" từ chính những khó khăn mang tính nội tại của thị trường bất động sản năm vừa qua cùng với cú “bồi” từ dịch Covid-19 đã khiến khoảng 300 sàn giao dịch bất động sản buộc phải đóng cửa.

Chưa kể, nhiều doanh nghiệp địa ốc đang phải hoạt động cầm chừng, tạm dừng một phần để gồng mình lên chống tác động từ dịch Covid-19 và loạt những khó khăn khác.

Covid-19: Đại dịch toàn cầu và nền kinh tế “điêu đứng” - 15

Theo Báo cáo mới nhất về tác động của Covid-19 liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu do Bộ Công Thương vừa công bố cho thấy, diễn biến tình hình dịch bệnh đang có dấu hiệu lây lan mạnh bên ngoài Trung Quốc, đặc biệt là tại Hàn Quốc và Nhật Bản - những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam gây ra những bất lợi đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam.

Thậm chí, trong trường hợp dịch bệnh kéo dài có thể tác động tiêu cực tới mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu của cả năm 2020.

Tính đến cuối tháng 2/2020, Kim ngạch xuất khẩu nhóm nông, lâm, thuỷ sản giảm mạnh, ước đạt 3,03 tỷ USD trong 2 tháng đầu năm nay, giảm 14% so với cùng kỳ năm 2019. Thống kê đã ghi nhận có 8/9 mặt hàng trong nhóm có kim ngạch giảm mạnh, từ gần 10% đến trên 24%; kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc giảm 1,7%; xơ, sợi dệt các loại giảm 16,5%; sắt thép các loại giảm 33,9%; sản phẩm từ sắt thép giảm 7,9%...

Covid-19: Đại dịch toàn cầu và nền kinh tế “điêu đứng” - 16

Ở chiều nhập khẩu, 2 tháng qua, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 9,96 tỷ USD, giảm 0,4% so với cùng kỳ năm 2019.

Dự kiến trong cuối quý I-2020, nếu dịch bệnh còn tiếp diễn, ảnh hưởng của tình hình trên sẽ trở nên rõ rệt với ngành sản xuất các sản phẩm điện tử như điện thoại và tivi ở trong nước.

Còn theo báo cáo của Bộ Tài chính ngày 10/3, thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu 2 tháng đầu năm 2020 ước đạt 48.200 tỉ đồng, bằng 14,3% dự toán và giảm 10,8% so với cùng kỳ năm 2019.

Nguyên nhân chính do tác động của dịch Covid-19, đà tăng trưởng của kim ngạch xuất nhập khẩu đã chậm lại, trong đó, kim ngạch nhập khẩu của một số mặt hàng có số thu ngân sách lớn đều giảm.

Covid-19: Đại dịch toàn cầu và nền kinh tế “điêu đứng” - 17 Covid-19: Đại dịch toàn cầu và nền kinh tế “điêu đứng” - 18

Theo ông Hiếu, hiện nhiều ngành nghề đang bị tác động bởi dịch Covid-19. Chính vì vậy, trong hỗ trợ về mặt tài chính, các ngân hàng nên hỗ trợ doanh nghiệp bằng cách giãn nợ, khoanh nợ, giảm lãi suất, tái cơ cấu lại nợ. Nhưng tôi cho rằng, bản thân các DN cũng phải chủ động lên phương án, kế hoạch dự phòng. Trong hoạt động kinh doanh, cần cắt giảm các khoản chi phí, tìm kiếm thị trường mới và chỉ tập trung cho những cái chính và có tiềm năng.

Đối với Chính phủ có thể hỗ trợ DN được nhiều mặt. Thứ nhất có thể giảm thuế cho các doanh nghiệp gặp khó khăn. Hiện Ngân hàng Nhà nước đã cho phép các ngân hàng khoanh lại nợ, không chuyển nhóm nợ. Bởi, chuyển nhóm nợ rất nguy hiểm ở chỗ, khi bị chuyển lên nhóm nợ xấu gồm các nhóm: 3, 4, 5 thì họ sẽ không được vay thêm, chịu lãi suất cao, nhiều khả năng dính vào nợ xấu.

Bên cạnh việc Chính phủ có các hỗ trợ về mặt chính sách, thì các hiệp hội, làng nghề cũng cần chủ động giúp các thành viên của mình. Nền kinh tế nước ta có nhiều thành phần, cho nên bây giờ mỗi thành phần có kế hoạch biện pháp để hỗ trợ cho các doanh nghiệp gặp khó khăn.

Covid-19: Đại dịch toàn cầu và nền kinh tế “điêu đứng” - 19

Bộ Tài chính cho biết dịch bệnh Covid-19 hiện nay đang diễn biến phức tạp, khó lường. Hiện tại, nhiều ngành, lĩnh vực đã bị ảnh hưởng, trong đó nặng nhất là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ; cá nhân, hộ gia đình sản xuất kinh doanh. Vì vậy, Bộ cho rằng cần thiết phải có giải pháp gia hạn về thuế, tiền thuê đất hỗ trợ doanh nghiệp.

Bộ đề xuất các đối tượng sẽ được gia hạn thời gian nộp thuế bao gồm doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình sản xuất trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp, thuỷ sản; sản xuất, chế biến thực phẩm; dệt; trang phục; giày, dép; sản phẩm từ cao su; sản phẩm điện tử, máy vi tính; sản xuất, lắp ráp ôtô (trừ ôtô 9 chỗ ngồi trở xuống).

Covid-19: Đại dịch toàn cầu và nền kinh tế “điêu đứng” - 20

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực vận tải, hoạt động hỗ trợ vận tải; dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống; du lịch… cũng thuộc nhóm được gia hạn thời gian nộp thuế.

Bộ Tài chính đề xuất gia hạn thời gian nộp thuế tối đa 5 tháng cho các doanh nghiệp, cá nhân bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Với thời gian này, Bộ đã tính toán đến thời điểm phục hồi sản xuất kinh doanh của các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Theo Bộ Tài chính, việc giãn nộp thuế GTGT 5 tháng sẽ khiến số thu ngân sách tháng 3-6 giảm khoảng 22.600 tỷ đồng. Tuy nhiên, số thu cả năm 2020 không giảm do doanh nghiệp phải thực hiện nộp vào ngân sách trước ngày 31/12.

Covid-19: Đại dịch toàn cầu và nền kinh tế “điêu đứng” - 21

Chủ trì cuộc họp Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia ngày 25/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) tiếp thu ý kiến để hoàn thiện dự thảo Chỉ thị về các giải pháp hỗ trợ sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phát triển.

“Việt Nam là đất nước an toàn, có kinh tế vĩ mô tốt, các cân đối lớn của nền kinh tế được giữ vững” - Thủ tướng khẳng định và cho biết: “Chính phủ đang triển khai thực hiện mục tiêu kép là không để dịch Covid-19 lây lan, bảo đảm an toàn tính mạng và sức khỏe của người dân là quan trọng nhất. Đồng thời, thực hiện mục tiêu bảo đảm sự phát triển của đất nước, thực hiện các nhiệm vụ mà Đảng, Quốc hội giao”.

Covid-19: Đại dịch toàn cầu và nền kinh tế “điêu đứng” - 22

Thủ tướng đồng thời yêu cầu quyết liệt chống dịch, nỗ lực vượt khó, tập trung thúc đẩy sản xuất kinh doanh, bảo đảm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế và yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương có kế hoạch, phương án, kịch bản đối phó tác động về kinh tế - xã hội do dịch Covid-19, trong đó cần tăng cường năng lực phân tích, dự báo, ứng phó biến động từ bên ngoài.

 

Bài viết: Quỳnh Chi

Thực hiện: Nãm Trung Nguyên

Thứ Ba, ngày 17/03/2020 05:00 AM (GMT+7)

Nguồn: [Link nguồn]

Theo Trung Nam - Quỳnh Chi ([Tên nguồn])