DANH MỤC
Chủ tịch HĐQT Masan Group: “Công nghệ sẽ là yếu tố chuyển đổi bức tranh tiêu dùng” - 2

Từ xuất phát điểm là công ty sản xuất hàng tiêu dùng nhanh, Masan đã lấn sân vào lĩnh vực bán lẻ từ năm 2019 và xây dựng chiến lược Point of Life, hướng đến phục vụ 35 - 50 triệu khách hàng. Từ đó đến nay, Tập đoàn đang từng bước hiện thực hóa nền tảng này, mang đến trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ tích hợp xuyên suốt từ offline đến online, phục vụ các nhu cầu thiết yếu về tài chính, giáo dục, xã hội, giải trí và chăm sóc sức khỏe, chiếm đến 80% chi tiêu của người tiêu dùng.

Chủ tịch HĐQT Masan Group: “Công nghệ sẽ là yếu tố chuyển đổi bức tranh tiêu dùng” - 3

Từ năm 2022, Masan đặt mục tiêu chuyển đổi thành doanh nghiệp tiêu dùng công nghệ, kết nối vạn nhu cầu. Ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Masan cho biết: “Tại Masan, chúng tôi tin rằng công nghệ sẽ là yếu tố chuyển đổi bức tranh tiêu dùng và xem đây là một trong những trụ cột chiến lược cần ưu tiên.” Thế nhưng, Masan không xem công nghệ như một mô hình kinh doanh độc lập, mà là một công cụ mạnh mẽ để cá nhân hóa dịch vụ sản phẩm nhằm mang đến cho người tiêu dùng trải nghiệm vượt trội. Ông Quang khẳng định: “Ứng dụng công nghệ để giải quyết những nhu cầu lớn chưa được đáp ứng của người tiêu dùng là cách để đạt được tăng trưởng và gia tăng lợi nhuận, đồng thời, quan trọng hơn hết là thực thi sứ mệnh nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người Việt.”

Chủ tịch HĐQT Masan Group: “Công nghệ sẽ là yếu tố chuyển đổi bức tranh tiêu dùng” - 4

Từ một doanh nghiệp kinh doanh mì gói, nước mắm, nước tương… với lịch sử hơn 25 năm hoạt động, làm thế nào để Masan có thể chuyển đổi ngay và đưa công nghệ trở thành trụ cột cốt lõi trong chiến lược phát triển? Để làm được điều đó, ban lãnh đạo Tập đoàn đã xác định phải đặt công nghệ lên hàng đầu. Và thay vì tự mình thực hiện, tìm kiếm các đối tác phù hợp chính là cách nhanh nhất để rút ngắn quá trình này.

Chủ tịch HĐQT Masan Group: “Công nghệ sẽ là yếu tố chuyển đổi bức tranh tiêu dùng” - 5

Tháng 5/2021, Masan hợp tác với Alibaba – doanh nghiệp thương mại điện tử hàng đầu Châu Á để đẩy mạnh bán lẻ mặt hàng nhu yếu phẩm trên kênh online. Thỏa thuận với Lazada – nền tảng thương mại điện tử của Alibaba ở khu vực Đông Nam Á đã giúp thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số của Tập đoàn, đồng thời tối ưu và tiết kiệm chi phí, gia tăng chất lượng phục vụ người tiêu dùng. Chỉ vài tháng sau, tháng 9/2021, Masan cũng đặt nền móng cho việc số hóa khi mua lại mạng di động Reddi – mảnh ghép quan trọng để Masan xây dựng chương trình khách hàng thân thiết trong tương lai.

Chủ tịch HĐQT Masan Group: “Công nghệ sẽ là yếu tố chuyển đổi bức tranh tiêu dùng” - 6

Ngay sau đại dịch COVID-19, thương vụ đầu tiên của Masan là đầu tư mua lại 25% cổ phần của Trusting Social, một công ty fintech chuyên cung cấp các giải pháp ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và máy học (ML) để chấm điểm tín dụng người dùng. Ước tính, hiện có đến 2/3 người tiêu dùng ở Việt Nam chưa có tài khoản ngân hàng. Do đó, các kênh cho vay tiêu dùng phi chính thức vẫn tồn tại phổ biến dù chi phí cao gấp 3-5 lần so với các khoản vay ngân hàng truyền thống. Chỉ 2,4% dân số được tiếp cận với các sản phẩm bảo hiểm còn tỷ lệ sử dụng thẻ tín dụng chỉ mới đạt 4%.

Chủ tịch HĐQT Masan Group: “Công nghệ sẽ là yếu tố chuyển đổi bức tranh tiêu dùng” - 7

Masan đặt mục tiêu giải quyết vấn đề khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ tài chính tại Việt Nam bằng cách sử dụng mạng lưới phân phối Offline-to-Online và số hóa hồ sơ khách hàng thông qua chấm điểm tín dụng dựa trên AI (trí tuệ nhân tạo) và ML - Machine Learning (máy học). Ứng dụng công nghệ của Trusting Social, Masan có thể cung cấp dịch vụ tín dụng quy mô lớn cho đại đa số người dùng phổ thông.

Chủ tịch HĐQT Masan Group: “Công nghệ sẽ là yếu tố chuyển đổi bức tranh tiêu dùng” - 8

Song song với việc dùng AI và ML để cung cấp dịch vụ tín dụng, Masan còn ứng dụng công cụ này vào nền tảng Point of Life và hệ sinh thái WINLife vừa mới ra mắt vào tháng 9/2022. WINLife là bước đột phá tiếp theo của Masan nhằm nâng cao trải nghiệm người tiêu dùng với mô hình tiêu dùng – công nghệ. Với thông điệp “Trọn Vẹn Điều Bạn Cần”, loạt cửa hàng WIN thuộc hệ sinh thái WINLife tích hợp các digital kiosk, giúp khách hàng chủ động lựa chọn hàng hóa và thanh toán không dùng tiền mặt mà không cần xếp hàng chờ thanh toán ở quầy thu ngân. Masan còn kết hợp với Techcombank để mang lại nhiều ưu đãi và dịch vụ đặc quyền cho hội viên của WINLife. Theo đó, hội viên WINLife không cần mang tiền mặt hay thẻ mà có thể sử dụng hình thức thanh toán mới qua Techcombank Mobile như thanh toán một chạm, quét mã QR Code và nhận được ưu đãi khi mua sắm các mặt hàng thiết yếu, vừa được hoàn tiền.

Chủ tịch HĐQT Masan Group: “Công nghệ sẽ là yếu tố chuyển đổi bức tranh tiêu dùng” - 9

Trong năm 2022 và 2023, Masan sẽ tiếp tục mở rộng đầu tư vào công nghệ với trọng tâm áp dụng AI và ML để cải thiện hiệu quả kinh doanh cũng như tái định hình trải nghiệm mua sắm tiêu dùng để thực sự trở thành một hệ sinh thái Tiêu dùng – Công nghệ. Tập đoàn đặt mục tiêu tối ưu hóa danh mục sản phẩm tại cửa hàng, đơn giản hóa quy trình bán hàng, giải phóng nhân viên khỏi các công việc tốn nhiều thời gian xử lý để tập trung vào việc tư vấn, phục vụ và làm vui lòng khách hàng.

Song song đó, AI và ML còn được ứng dụng để xây dựng chương trình khách hàng thân thiết, nhằm gia tăng sự thấu hiểu người dùng, mang đến các sản phẩm dịch vụ được cá nhân hóa theo nhu cầu khách hàng tại từng thời điểm và hoàn cảnh. Nhờ đó, tăng sự tiện lợi cho người tiêu dùng, giúp họ có thể mua sắm offline và online một cách đơn giản với chi phí phải chăng.

Chủ tịch HĐQT Masan Group: “Công nghệ sẽ là yếu tố chuyển đổi bức tranh tiêu dùng” - 10

Masan cũng sẽ áp dụng AI / ML để tiếp cận những tệp khách hàng mới và phổ biến dịch vụ tài chính đến những người chưa có tài khoản ngân hàng. Sau khi sở hữu nền tảng phục vụ người tiêu dùng (B2C) quy mô lớn, Masan sẽ tiếp tục cung cấp các dịch vụ cho khách hàng doanh nghiệp (B2B).

Chủ tịch HĐQT Masan Group: “Công nghệ sẽ là yếu tố chuyển đổi bức tranh tiêu dùng” - 11

Trong vòng 1-2 năm đầu, Masan sẽ triển khai và hoàn thiện hệ sinh thái, sau đó là tận dụng hệ sinh thái này để tạo nên công cụ đo lường, thấu hiểu khách hàng hiệu quả và chia sẻ cho đối tác thương mại truyền thống. Đó là cách Masan lựa chọn để phục vụ 100 triệu người tiêu dùng: trao sức mạnh của công nghệ cho thương mại truyền thống.

Tầm nhìn 2025, Masan dự kiến tiết kiệm 15% chi phí của chuỗi giá trị từ nhà sản xuất đến nhà bán lẻ đến người tiêu dùng. Bên cạnh đó, Công ty cũng cũng hướng đến việc phục vụ 30 – 50% người tiêu dùng Việt Nam, với giá trị vòng đời đạt đến 30 – 50 tỷ USD.

Chủ tịch HĐQT Masan Group: “Công nghệ sẽ là yếu tố chuyển đổi bức tranh tiêu dùng” - 12

Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Masan, ông Nguyễn Đăng Quang cho biết: “Triết lý “Đặt người tiêu dùng làm trọng tâm” đã dẫn dắt Masan chuyển đổi vượt bậc thành nền tảng Tiêu dùng – Công nghệ như ngày hôm nay. “Niềm tin về Người tiêu dùng” sẽ không bao giờ thay đổi và luôn là kim chỉ nam để Masan sáng tạo và tiên phong các xu hướng tiêu dùng mới. Trong đó, “Trí tuệ Nhân tạo” là động lực thúc đẩy chuyển đổi, giúp Masan tạo ra các sản phẩm và dịch vụ độc đáo phục vụ cho từng cá nhân với chi phí tối ưu nhất. Ngày hôm nay, chúng tôi đã có trong tay một nền tảng ứng dụng Trí tuệ Nhân tạo (AI) và Máy học (ML) hàng đầu, có thể mang lại những giá trị to lớn cho đời sống tiêu dùng mỗi và mọi ngày. Chúng tôi tin rằng công nghệ AI và ML chính là con đường duy nhất để đáp ứng những nhu cầu của người tiêu dùng một cách chính xác qua cả nền tảng offline cũng như online.”

Thứ Năm, ngày 13/10/2022 10:00 AM (GMT+7)

Nguồn: [Link nguồn]

Theo ([Tên nguồn]) .