Xếp hạng QS, 7 trường ĐH Việt Nam lọt top: Làm dịch vụ, không tin cậy?

Sự kiện: Giáo dục

Tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (QS) vừa công bố kết quả bảng xếp hạng QS ASIA 2018-2019 cho 505 trường đại học hàng đầu châu Á. Việt Nam có 7 trường lọt vào danh sách này gồm hai ĐH Quốc gia, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Đà Nẵng, ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Cần Thơ, ĐH Huế. Trong đó, ĐH Quốc gia Hà Nội xếp vị trí cao nhất trong số 7 trường, đứng thứ 124/505 trong bảng xếp hạng. Tuy nhiên việc xếp hạng các trường ĐH tại Việt Nam rất cần được nhìn nhận một cách đúng đắn.

Xếp hạng QS, 7 trường ĐH Việt Nam lọt top: Làm dịch vụ, không tin cậy? - 1

7 trường ĐH Việt Nam lọt danh sách Top 505 trường ĐH Châu Á của QS - ảnh chụp từ website của QS

Thứ hạng cao nhưng điểm chuẩn đầu vào thấp

Một trong những vấn đề dư luận băn khoăn đó chính là có trường lọt danh sách của QS nhưng điểm chuẩn đầu vào đối với người học lại khá thấp. ĐH Huế thuộc top 451 - 500. Tuy nhiên, điểm chuẩn tuyển sinh những năm qua của một số trường ĐH thành viên của ĐH Huế rất thấp.

Cụ thể, như năm 2018, điểm chuẩn vào một số ngành của một số trường thuộc ĐH Huế chỉ từ 13 điểm. Rất thấp so với mặt bằng chung. ĐH Đà Nẵng cũng cùng thứ hạng với ĐH Huế, điểm chuẩn đầu vào đối với một số trường ĐH thành viên cũng chỉ từ 14 điểm, 15 điểm. 

Chuyên gia nghiên cứu giáo dục ĐH, TS. Đỗ Thị Ngọc Quyên cho biết, bà không đánh giá cao xếp hạng của QS. Vì cách lấy dữ liệu của tổ chức này chưa chuẩn. Bà cho biết 10% số điểm được dựa trên tỷ lệ % sinh viên và giảng viên quốc tế. Điều này hoàn toàn không liên quan đến nghiên cứu hay giảng dạy.

50% số điểm đến từ các cuộc khảo sát từ các Viện nghiên cứu và Nhà tuyển dụng. Phương pháp luận của cuộc khảo sát  này cho phép người khảo sát giới thiệu khảo sát cho người khác, khảo sát các học giả ngẫu nhiên thay vì các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực, v.v.

Chưa kể sau khi QS vào Việt Nam thì QS đi vận động các trường tham gia và tư vấn cho các trường để đạt xếp hạng cao hơn. “Tóm lại là làm dịch vụ nên không đáng tin cậy” - bà Quyên nói. 

Hệ quả của việc xếp hạng này theo TS. Đỗ Thị Ngọc Quyên đó là chạy đua xếp hạng, là mua bài báo khoa học hoặc chạy đua xuất bản bài báo khoa học ở các tạp chí có giá trị thấp. Do đó, bà khuyến cáo người học không nên căn cứ vào chỉ số này để chọn trường hay ngành học. Tuy nhiên, bà Quyên cho rằng xếp hạng đáp ứng được một yêu cầu có thật của giới quản lý. 

Là trường cũng lọt danh sách trong đợt này, ông Lê Văn Út, trường ĐH Tôn Đức Thắng cho biết  trước mắt xếp hạng chưa phải là mục tiêu của trường. Mục tiêu trước mắt của trường là sinh viên ra trường 100% có việc làm, đội ngũ  có khả năng công bố bài báo quốc tế, giảng viên không làm thêm, môi trường trong sạch.

“Quy định của QS 50% số điểm đến từ các cuộc khảo sát, trong khi nguồn khảo sát không được định nghĩa rõ ràng, không khách quan, không có học thuật. Việc đánh  giá bài báo thì cào bằng, không phân biệt tác giả chính phụ. Đây là những cái mà QS cần xem lại” - ông Út cho hay.  Ông Út cũng khẳng định xếp hạng đang bị “loạn” nên cần phải xem xét cẩn trọng. 

Cần phải có chiến lược đầu tư

GS. Đặng Ứng Vận, Hiệu trưởng trường ĐH Hòa Bình, chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư ngành Hóa học cho biết, xếp hạng là vấn đề khó bởi mỗi tổ chức xếp hạng có một bộ tiêu chí khác nhau nên họ có góc nhìn, quan điểm khác nhau. Vấn đề là ai quan tâm đến xếp hạng. Nếu chính phủ quan tâm đến xếp hạng thì chính phủ phải đầu tư.

Tuy nhiên, GS. Đặng Ứng Vận khẳng định các trường muốn xếp hạng tốt thì cần phải được kiểm định trước. Mục đích cuối cùng  của xếp hạng  là chất lượng. Nói chung là cần bình tĩnh trước xếp hạng.

Ông Hoàng  Minh Sơn, hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa Hà Nội khẳng định,  kết quả phản ánh thực chất những nỗ lực của trường trong thời gian qua. Nhưng mặt khác trường có sự chuẩn bị tốt hơn trong dữ liệu cung cấp cho tổ chức QS. 

Thực tế, ông Hoàng Minh Sơn cho biết, trong 10 tiêu chí cũ của QS (năm nay QS đưa ra 11 tiêu chí để xếp hạng, thêm 1 tiêu chí so với những năm trước) thì trường có 6 tiêu chí giảm và 4 tiêu chí tăng.

Đây là giảm thứ hạng tiêu chí chứ không phải giảm  thành tích của trường. Vấn đề là trường tiến nhưng  tiến chậm hơn những trường khác. Từ kết quả của QS, trường cũng đã nhìn ra được những điểm yếu của mình. Ví dụ như tỷ lệ sinh viên/giảng viên. Vấn đề này khắc phục dần dần…

Trước  thực tế là các nước trong khu vực như Indonesia, Malaysia, Philippines đều có trường lọt top 100, nhưng Việt Nam cao nhất chỉ đứng ở vị trí 124, ông Hoàng Minh Sơn cho rằng phấn đấu xếp hạng là câu chuyện đầy thách thức ở Việt Nam.  Ở Việt Nam đầu tư bình quân  của nhà nước cho giáo dục ĐH thấp hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực. 

Phải có sự đầu tư bài bản, hiện đại để có đội ngũ, cơ sở vật chất tốt mới mong có được thứ hạng cao. Nhìn vào bảng xếp hạng có thể thấy, nghiên cứu có trọng số rất cao. Nhưng đầu tư cho nghiên cứu không thể lấy tiền học phí của sinh viên mà phải có sự đầu tư của nhà nước và các doanh nghiệp. Trong đó, nhà nước đầu tư nghiên cứu để tạo ra cái mới, doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu ứng dụng. 

Xếp hạng QS, 7 trường ĐH Việt Nam lọt top: Làm dịch vụ, không tin cậy? - 2

ĐH Quốc gia Hà Nội xếp vị trí cao nhất trong số 7 trường ĐH Việt Nam lọt Top 505 trường ĐH Châu Á, thứ hạng 124/505, theo bảng xếp hạng của QS. Ảnh : N.H

Một trong những vấn đề dư luận băn khoăn đó chính là có trường lọt danh sách của QS nhưng điểm chuẩn đầu vào đối với người học lại khá thấp. ĐH Huế thuộc top 451 - 500. Tuy nhiên, điểm chuẩn tuyển sinh những năm qua của một số trường ĐH thành viên của ĐH Huế rất thấp. Cụ thể, như năm 2018, điểm chuẩn vào một số ngành của một số trường thuộc ĐH Huế chỉ từ 13 điểm. Rất thấp so với mặt bằng chung. ĐH Đà Nẵng cũng cùng thứ hạng với ĐH Huế, điểm chuẩn đầu vào đối với một số trường ĐH thành viên cũng chỉ từ 14 điểm, 15 điểm. 

7 trường ĐH Việt Nam có tên ở bảng xếp hạng ĐH Châu Á

Ngày 23-10, Tổ chức Quacquarelli Symonds (QS), Anh quốc đã công bố Bảng xếp hạng ĐH châu Á năm 2019.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo NGHIÊM HUÊ ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN