Vị vua lên chùa trốn vẫn mang theo kỹ nữ?

Sự kiện: Quiz

Vị vua này là người trọng khoa cử, trong suốt mấy chục năm trị vì, ông đã mở nhiều khoa thi. Thế nhưng, lối sống của nhà vua khá buông tuồng, không giống người trọng đạo Nho.

1

Vị vua lên chùa trốn vẫn mang theo kỹ nữ?

Mạc Mậu Hợp

Mạc Thái Tổ

Mạc Tuyên Tông

Mạc Thái Tông

Câu trả lời đúng là đáp án A:

Mạc Mậu Hợp (1560 –1593) là vị hoàng đế Đại Việt thứ năm của nhà Mạc thời Nam – Bắc triều trong lịch sử Việt Nam. Ông lên ngôi năm 1562 lúc mới 2 tuổi và qua đó trở thành vua trẻ thứ hai lúc lên ngôi. Ông trị vì cho đến khi truyền ngôi cho con là Mạc Toàn năm 1592, tổng cộng 30 năm. Cuối năm 1591, Trịnh Tùng dẫn đại quân đánh ra Bắc. Mạc Mậu Hợp huy động toàn quân Bắc triều được hơn 10 vạn người để chống đỡ. Sau nhiều cuộc hỗn chiến, quân Mạc tan tác, Mạc Mậu Hợp phải bỏ Thăng Long chạy sang Bồ Đề (Gia Lâm). Trịnh Tùng vào Thăng Long nhưng lượng sức chưa đủ lực để chiếm giữ kinh thành, nên đến tháng 3 năm 1592, ông san phẳng thành lũy Thăng Long, sau đó rút quân về Thanh Hóa. Mạc Mậu Hợp thấy Trịnh Tùng rút đi, lại cho rằng quân Nam triều yếu. Vì thế khi trở lại kinh thành, ông không lo việc phòng chống quân Nam triều, và cũng chẳng lo đến việc tổ chức phản công. Vẫn như trước, ông chỉ lo ăn chơi hưởng lạc, và lần này còn dây vào một “trái cấm” rất tệ hại. Ngày 14 tháng 11, quân Nam triều chia hai đường thủy, bộ cùng tiến đánh phòng tuyến quân Mạc. Đúng một tháng sau, ngày 14 tháng 12 thì phá vỡ được phòng tuyến, quân Mạc tan vỡ tháo chạy. Trịnh Tùng đốc thúc bộ binh thừa thắng đuổi theo, thủy quân cũng thuận dòng tiến tới cửa Nam kinh thành Thăng Long, bắt được rất nhiều chiến thuyền của Bắc triều. Trước thế mạnh như chẻ tre của đối phương, ngay trong đêm ấy Mạc Mậu hợp phải bỏ kinh thành chạy về Kim Thành, Hải Dương. Trên đường dẫn quân về Thăng Long, Trịnh Tùng nghe có người báo rằng Mậu Hợp cạo đầu làm sư, ẩn ở chùa Mô Khuê, hạt Phượng Nhãn. Chúa bèn sai quân đi tìm. Hỏi thì dân địa phương cho biết: “Hôm nọ Mậu Hợp giả làm ông sư, đến ẩn ở đây, đến nay đã 11 ngày”. Quân Nam triều bèn tìm đến chùa. Họ thấy một người béo tốt phương phi, đang ngồi xếp bằng tròn, vẻ như tụng kinh. Quân sĩ cho rượu Mạc Mậu Hợp chẳng chút xấu hổ, uống liền một hơi. Sau đó chịu để quân Nam triều bắt trói cho lên voi chở về kinh thành. Cùng bị bắt với Mậu Hợp còn có cả hai kỹ nữ đã theo ông trốn lên chùa…

2

Vua đầu tiên trong lịch sử Việt Nam lấy vợ phương Tây là ai?

Lê Thần Tông

Lê Thái Tông

Trần Thái Tông

Hàm Nghi

Câu trả lời đúng là đáp án A:

Lê Thần Tông sinh năm 1607, tên huý là Lê Duy Kỳ, là vua thứ 17 của nhà Hậu Lê. Ông lên ngôi lần thứ nhất vào năm 1619, khi mới 12 tuổi. Làm vua được 25 năm, Lê Thần Tông nhường ngôi cho con trai là Lê Duy Hựu, tức vua Lê Chân Tông, và trở thành Thái thượng hoàng. Trong cuốn Tường trình về Đàng Ngoài (Historie du Royaume de Tunquin), linh mục người Pháp Alexandre de Rhodes chép nhiều việc về thời Lê - Trịnh. Trong đó có đoạn cho biết người vợ thứ 6 của vua Lê Thần Tông là người ngoại quốc có tên là Orona. Sử sách Việt ghi chép lại, vua Lê Thần Tông có 6 người vợ chính thức. Ngoài bà Orona, vua Thần Tông còn lấy thêm 3 người vợ khác có quốc tịch nước ngoài. Trong đó, vợ thứ 2 là người Xiêm (Thái Lan), thứ 4 là người Hán (Trung Quốc), thứ 5 là người Ai Lao (Lào).

3

Người vợ thứ sáu của vua Lê Thần Tông là…?

Cung phi người Hà Lan

Người Xiêm (Thái Lan)

Người Lào

Câu trả lời đúng là đáp án A:

Vua Lê Thần Tông có 6 vợ. Vợ đầu là bà Trịnh Thị Ngọc Trúc, người Việt, các vợ sau là người dân tộc nhằm phục vụ mục đích chính trị và giao thương quốc tế. Trong đó, vợ thứ hai người Xiêm (Thái Lan), vợ thứ ba là người Mường, thứ tư là người Trung Quốc và thứ năm là người Lào. Trong cuốn Tường trình về Đàng Ngoài, linh mục người Pháp Alexandre de Rhodes chép nhiều việc về thời Lê - Trịnh, có đoạn cho biết người vợ thứ sáu của vua Lê Thần Tông là cung phi người Hà Lan. Cuốn Lịch sử cổ và hiện đại Trung Kỳ của giáo sĩ Adrien Lurray có đoạn viết: "Vua Lê Thần Tông khi ở ngôi lần thứ nhất đã lấy một người vợ Hà Lan lai Triều Tiên. Nàng tên là Onrona, được xếp hàng cung tần, đứng thứ hai sau hoàng hậu". Còn nhà nghiên cứu người Pháp G Dumoutier viết trong một tác phẩm rằng bà phi này tên OurouSan, là con gái của viên Toàn quyền Hà Lan ở Đài Loan và là cung phi được vua Lê Thần Tông sủng ái. Ngoài ra, vào những năm 20 của thế kỷ XX, nhà sử học Charles Robequin trong cuốn Le Thanh Hoa (Xứ Thanh Hóa) cũng đề cập ông Lê Duy Kỳ (tức vua Lê Thần Tông) là người Việt Nam đầu tiên lấy vợ châu Âu.

4

Vị vua Việt nào sống 56 năm ở châu Phi?

Tự Đức

Khải Định

Hàm Nghi

Câu trả lời đúng là đáp án C:

Vua Hàm Nghi (tên thật là Nguyễn Phúc Ưng Lịch) nổi tiếng là vị vua yêu nước của triều Nguyễn. Do có tư tưởng chống Pháp, ông bị thực dân Pháp bắt đi lưu đày ở châu Phi từ năm 1888 cho đến khi qua đời. Ông cũng là vị vua duy nhất trong sử Việt từng lấy vợ ở châu Phi và có 56 năm sống ở châu Phi.

5

Vua Hàm Nghi lên ngôi lúc bao nhiêu tuổi?

12 tuổi

13 tuổi

14 tuổi

Câu trả lời đúng là đáp án B:

Hàm Nghi (1871 – 1944), tên thật Nguyễn Phúc Ưng Lịch, là vị hoàng đế thứ tám của nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Ông là em ruột của Vua Kiến Phúc (Ưng Đăng) và Vua Đồng Khánh (Chánh Mông hay Ưng Kỷ). Hàm Nghi là Vua thứ tám của triều Nguyễn lên ngôi năm 1884 khi ấy mới lên 13, 14 tuổi, là con thứ năm của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Phan Thị Nhàn

6

Sau khi bị bắt, vua bị đưa đi đày ở đâu?

Nigeria

Algeria

Angola

Câu trả lời đúng là đáp án B:

Tháng 9/1888, bị Nguyễn Đình Tình và Trương Quang Ngọc phản bội, vua Hàm Nghi bị bắt. Sau đó, vua Hàm Nghi cự tuyệt mọi sự dụ dỗ, mua chuộc của địch. Bất lực trước tinh thần bất khuất của ông, năm 1888, quân Pháp bắt vua lên thuyền đưa đi đày ở Algeria - một thuộc địa của Pháp ở Bắc Phi. Dù bị bắt đi đày ở chốn xa lạ, tinh thần yêu nước của vua Hàm Nghi vẫn khiến người đời nể phục. Đến năm 1904, Hàm Nghi đính hôn với cô Marcelle Laloe (1884-1974), con gái của ông Laloe, Chánh án tòa Thượng phẩm Alger ở Algeria. Vua Hàm Nghi và vợ ngoại quốc có với nhau 3 con, 2 công chúa, 1 hoàng tử. Theo sách “Chín đời chúa, mười ba đời vua triều Nguyễn”, năm 1944, vua Hàm Nghi qua đời ở Algeria vì ung thư dạ dày.

7

Trong thời gian lưu đày, ông đến với môn nghệ thuật nào?

Kiến trúc

Âm nhạc

Hội họa

Câu trả lời đúng là đáp án C:

Năm 1896, trong tình cảnh bị cưỡng bức đủ điều, vua Hàm Nghi đã đến với hội họa và thực hiện bức chân dung tự họa bằng chì than đầu tiên. Bức chân dung được vẽ theo ảnh chụp khi nhà vua mới lưu vong vài năm và trang phục trong ảnh vẫn thuần túy phong cách hoàng gia Việt Nam. Sau đó, ông đã in sao hàng loạt và tặng bức họa này cho những người ông gặp như, mục đích chính là muốn nói: “Tôi vẫn là vua của nước An Nam và người Pháp không thể khuất phục được lòng yêu nước, lòng tự tôn dân tộc của vị vua như tôi”. Hành động của vua Hàm Nghi được đánh giá không chỉ là vị vua yêu nước, suốt đời hướng về cội nguồn, suốt đời chỉ mặc quốc phục mà còn là nghệ sĩ tài hoa với nhiều tác phẩm nghệ thuật đặc sắc, đặc biệt là trong lĩnh vực hội họa.

Nếu bạn trả lời đầy đủ các câu hỏi trên, hãy nhấn "Xem thêm kết quả"

Nguồn: [Link nguồn]

Họ là những vị vua nhưng và là người giàu nhất trong lịch sử nhân loại, với khối tài sản khó có thể đo lường được.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đỗ Hợp ([Tên nguồn])
Quiz Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN