Thán phục cách ứng xử thông minh của một bà mẹ khi bị con nói "con ghét mẹ"

Sự kiện: Dạy con

Khi trẻ cảm thấy tức giận, chúng có thể nói những lời gây tổn thương như "con ghét mẹ". Đó là một câu nói ngắn gọn nhưng chứa bao cảm xúc tiêu cực, và đối với các mẹ, họ cảm thấy vô cùng hụt hẫng khi nghe thấy câu nói đó.

Một bà mẹ Mỹ tên là Ariadne Brill đã kể lại câu chuyện đáng suy ngẫm của mình.

Một lần, lúc đang trong kì nghỉ hè, khi đi ngang qua một cửa hàng, cậu con trai bốn tuổi của cô xin mẹ mua một món đồ chơi và cô đã từ chối không mua. Ngay lập tức, nó hét lên "Con ghét mẹ". Câu nói dữ dội đó đã thổi bay thần trí của cô. Ariadne chưa bao giờ nghe chính miệng con mình nói ra câu này, cô hoàn toàn sửng sốt.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Câu "Con ghét mẹ" thường được phát xuất từ những tâm tư sau đây trong lòng bé:

"Thực sự là mẹ không biết con đang cần những bây giờ".

"Mẹ không chịu lắng nghe con".

"Mẹ và con không hề hiểu nhau".

"Con buồn lắm".

"Con đang thấy nặng nề, không biết phải giải thích thế nào cho mẹ hiểu".

"Mẹ hãy thử đứng vào vị trí của con đi rồi biết".

"Cái mẹ muốn và cái con cần không giống nhau".

Là cha mẹ, chúng ta trao cho con biết bao tình thương yêu, nên khi cái câu "Con ghét mẹ" lọt vào tai, bạn có thể cảm thấy bị tổn thương rất nhiều. Cho nên bạn sẽ rất dễ nóng nảy trả lời con như thế này:

"Được thôi! Mẹ cũng ghét con"

- "Sao cũng được"

- "Con đang nói cái gì thế?"

- "Được rồi, tối nay mẹ sẽ không nấu cơm cho con nữa!"

- "Sao con dám nói vậy? Đi về ngay!"

Bản thân Ariadne Brill cũng không ngoại lệ, lúc đó cô đã cảm thấy rất khó chịu. Tuy nhiên, khi định phản ứng, cô bỗng nhớ mình đã từng đọc đâu đó rằng: khi con cái ghét ba mẹ, hãy dùng tấm lòng bao dung của bậc làm cha làm mẹ để tha thứ lỗi lầm của con, giận dữ đáp trả lại cũng không cứu vớt tình hình được, không thể dạy được cho trẻ cách điều chỉnh những cảm xúc tiêu cực.

Sau khi cố kìm chế bản thân bằng cách thở thật sâu, Ariadne cho biết mình đã nói với con rằng: "Chắc bây giờ con thấy khó chịu lắm phải không".

Nước mắt bắt đầu chảy từ đôi mắt con và một giọng run run vang lên: "Con thực sự rất buồn khi Jorgy chết (Jorgy là chú chó của gia đình vừa mới qua đời), bây giờ mẹ cũng không cho mua đồ chơi mà con thích", càng nói nước mắt càng theo đó tuôn ra. Những giọt nước mắt đó, tôi tin rằng là do nỗi mất mát và đau buồn..."

Một lúc sau, đợi cho con bình tâm lại, cô nhẹ nhàng nói tiếp: "Ngày hôm nay thật buồn con nhỉ?", "Vâng ạ", cậu bé thở dài đáp, nghe rõ sự tổn thương. Ariadne nhẹ nhàng ôm con vào lòng và rời cửa hàng. Trên đường về, cô và con trai kể về những kỷ niệm của cả gia đình cùng chú chó, cả Ariadne và con đều khóc. Một vài giờ sau, con nói rằng con không ghét cô mà chỉ là vì ghét chuyện Jorgy đã ra đi.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Từ câu chuyện thực tế của mình, bà mẹ người Mỹ khuyên các bậc phụ huynh đừng nóng giận mà hãy tìm hiểu kỹ nguồn cơn sự việc để giải quyết. Ban đầu, hãy thử một câu nói nhẹ nhàng và thấu hiểu như:"Con buồn lắm phải không?" hay "Có phải con không muốn nghe những lời mẹ vừa nói?". Tiếp theo xem xét lại chuyện gì đã và đang xảy ra. Đợi cho cơn nóng giận qua đi hãy tiếp tục nói: "Khi con sẵn sàng chia sẻ với mẹ, mẹ sẽ lắng nghe" hoặc "Mẹ sẽ chờ con bình tĩnh hơn".

Từ đó, sẽ không có một cú sốc tâm lý nào ảnh hưởng nghiêm trọng tới trẻ nữa. Bạn cần hướng dẫn cho trẻ những cách nói khác phù hợp hơn để thể hiện cảm xúc của mình. Thay vì nói "con ghét mẹ" thì bé có thể nói:"Mẹ ơi, con không thích điều này" để chúng trở nên lễ phép ở bất kì hoàn cảnh nào. Từ đó, trẻ sẽ cảm thấy được yêu thương nhiều hơn từ bạn qua những sự quan tâm và chia sẻ từ cha mẹ.

Nếu ta biết cách ứng xử trong những tình huống khó xử như trên, chẳng những ta có thể xoa dịu hai bên, tránh một cuộc cãi vã không cần thiết, thậm chí còn có thể giúp cải thiện quan hệ gia đình về mặt lâu dài.

Nguồn: [Link nguồn]

Được cha mẹ bồi dưỡng 3 năng lực này từ sớm, trẻ sớm thành công hơn bạn bè

Đây là những kỹ năng rất cần thiết cho bất kỳ đứa trẻ nào, giúp chúng có thể vượt xa bạn bè cùng trang lứa.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Tường Vy ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN