SGK chỉ là nguồn tham khảo khi dạy tích hợp

Tại buổi giao lưu trực tuyến chủ đề “Dạy - học tích hợp ở trường trung học” do Báo Giáo dục và Thời đại phối hợp với Bộ phận thường trực Đổi mới chương trình - sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông (Bộ Giáo dục và Đào tạo) tổ chức chiều 19-12, nhiều giáo viên bày tỏ sự băn khoăn, bỡ ngỡ trước việc dạy tích hợp.

Một giáo viên ở Quảng Trị hỏi: Từ năm 2018, chương trình mới được áp dụng, trong đó sẽ có những môn học tích hợp nhưng giáo viên chưa hình dung SGK biên soạn theo hướng tích hợp như thế nào; thêm nữa, với chủ trương một chương trình, nhiều bộ SGK, vậy nếu có trường vẫn sử dụng SGK hiện hành có được hay không?

PGS-TS Đinh Thị Kim Thoa, Ủy viên Ban Xây dựng Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, cho rằng tại một số nước, bộ SGK tích hợp được trình bày phần lớn theo cách: Có một số chủ đề tích hợp cần phải sử dụng kiến thức các môn học để giải quyết một vấn đề, sau đó là những phần được trình bày một cách độc lập - gọi là các phân môn. Ban đổi mới chương trình - SGK cũng sẽ học tập một số hình thức trình bày SGK theo chuẩn quốc tế.

SGK chỉ là nguồn tham khảo khi dạy tích hợp - 1

Giáo viên dạy tích hợp có thể tự xây dựng bài giảng trên nguồn tư liệu tin cậy Ảnh: TẤN THẠNH

Ngoài ra, trong chương trình mới không chỉ có một bộ SGK mà có thể có nhiều bộ SGK. SGK chỉ là nguồn tham khảo, các thầy cô hoàn toàn có thể tự xây dựng các chủ đề tích hợp và hoàn toàn có quyền sử dụng những tài liệu ở nguồn mà mình cho là tin cậy. Mục đích cuối cùng là phải đạt được mục tiêu giáo dục được đặt ra trong chương trình.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo B.Lâm ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN