Nhờ dân tìm kiếm hiền tài
Đối với trí thức, hiền tài, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn trân trọng, chia sẻ bằng cả tấm lòng chân thành, thấu hiểu. Cảm phục trước tấm lòng của Người, đội ngũ trí thức được Bác trọng dụng và bổ nhiệm sẵn sàng để lại sau lưng mình cuộc sống nhung lụa, giàu sang để tận tâm, tận lực cống hiến, phục vụ đất nước, phục vụ cách mạng như những con tằm nhả đến sợi tơ cuối cùng.
Trong bối cảnh chúng ta chuẩn bị tổ chức Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc vào đầu năm 2016, thì hơn lúc nào hết cần nhìn nhận lại một cách sâu sắc về việc lựa chọn và sử dụng người tài của Hồ Chí Minh để học tập, đúc kết kinh nghiệm và áp dụng vào thực tế.
Trong cuộc đời và sự nghiệp của mình, Hồ Chí Minh đã có cuộc hành trình lịch sử 30 năm (từ 1911- 1941) bôn ba khắp các châu lục, tiếp xúc với nhiều nền văn minh, nhiều chính khách lớn.
Sinh viên trường Đại học Quốc tế Bắc Hà trong lễ tốt nghiệp. Ảnh: Như Ý.
Tại đây Bác đã dự một giờ học tiếng Anh. Trong giờ học đó Bác đã chỉ một cháu gái phát âm cho Bác nghe. Bác đã trực tiếp chữa phát âm cho cháu. Sau này cháu bé đó đã trở thành Giáo sư toán học nổi tiếng - đó chính là Giáo sư Hoàng Xuân Sính. Giáo sư Hoàng Xuân Sính nói rằng suốt đời bà không bao giờ quên được giây phút đó.
Năm 2015 và đầu năm 2016 là những năm quan trọng của đất nước khi chúng ta sẽ tiến hành Đại hội Đảng các cấp và Đại hội Đảng toàn quốc. Hơn lúc nào hết để đưa đất nước vượt qua được những khó khăn, hạn chế, hướng tới phát triển bền vững, hiện đại hóa đòi hỏi công tác bố trí, sử dụng cán bộ lãnh đạo phải được đặc biệt coi trọng. Không có gì hiệu quả hơn bằng cách chúng ta nhìn nhận lại việc trọng dụng, sử dụng người tài, bố trí cán bộ của Bác để đúc kết kinh nghiệm, học tập làm theo.