Nghiên cứu tại Đại học Harvard: 10 hành vi dạy dỗ của cha mẹ khi con còn bé có thể ngăn cản chúng thành công lúc lớn lên

Sự kiện: Dạy con

Cha mẹ đặt kỳ vọng rất cao vào con cái, nhưng trong cuộc sống, một số hành vi vô tình làm giảm sự tự tin của con khi còn nhỏ và hạn chế cơ hội thành công của chúng khi trưởng thành.

1. Không để trẻ trải nghiệm các nguy cơ

Thế giới chúng ta đang sống có rất nhiều mối nguy hiểm, chúng ta nỗ lực làm mọi thứ để bảo vệ con, bảo vệ quá đến mức cách ly con khỏi các điều kiện không tốt cho sức khỏe, nên không tạo được cho con sức đề kháng.

Một đứa trẻ không chơi ở ngoài trời, chưa từng trải nghiệm việc sứt da nơi đầu gối thường có nhiều nỗi e sợ khi trưởng thành. Trẻ cần vài lần ngã để hiểu rằng điều đó là bình thường, thanh thiếu niên cần chia tay bạn trai/gái để biết trân trọng tình cảm trưởng thành phải có ở một tình yêu lâu dài.

2. Nuông chiều con quá

Giao các việc lặt vặt trong nhà phù hợp với độ tuổi của trẻ là việc bố mẹ nên làm và làm như vậy để trẻ sau này trẻ trở thành một người lớn sống có trách nhiệm hơn. Nó cũng đặt nền tảng cho việc trẻ sẽ thành công trong tương lai. Ví dụ yêu cầu trẻ tự giặt đồ của mình khi chúng đã đủ lớn, tự dọn dẹp đồ chơi sau khi chơi xong,…

Giao các việc phù hợp với độ tuổi của trẻ là việc bố mẹ nên làm để trẻ sẽ thành công trong tương lai. Ảnh minh họa

Giao các việc phù hợp với độ tuổi của trẻ là việc bố mẹ nên làm để trẻ sẽ thành công trong tương lai. Ảnh minh họa

3. "Dán nhãn" tiêu cực cho trẻ

Mới đây, bài phát biểu của một ông bố gây sốt trên MXH: "Con trai tôi có thành tích học tập không tốt, nhưng tôi vẫn tin rằng con có một tương lai đầy tươi sáng phía trước".

Khi đọc qua, nhiều người có thể nghĩ rằng người cha hài hước và quá yêu thương con mình. Nhưng phân tích sau đó của người cha rất rõ ràng và logic, không chỉ đơn giản là cố gắng tự an ủi mình.

Người cha nói: "Thứ nhất, con trai tôi có trái tim nhân hậu, trí tuệ cảm xúc cao, tuy học tập không tốt nhưng cháu ăn, chơi, ngủ ngon. Thứ hai, đứa trẻ có thể vượt qua kỳ thi nếu có sự đồng hành của các giáo viên bộ môn. Cha mẹ nên tin rằng con mình sẽ tiến bộ từng ngày".

Bài phát biểu ấm áp và đầy cảm xúc đã nhận được sự đồng tình, ngưỡng mộ của nhiều người. Người cha không chỉ bảo vệ lòng tự trọng và sự tự tin của con mà còn thể hiện sự ghi nhận và động viên đối với con trai.

Mặc dù con trai học kém, song người cha không gán cho con những từ như "con hư", "con không ngoan". Thay vào đó, ông nhìn thấy những điểm sáng của con là có tâm lý mạnh và luôn biết tiến về phía trước.

Nơi người cha này, chúng ta thấy mẫu mực của vai trò làm cha mẹ: Những bậc cha mẹ thực sự khôn ngoan, biết chấp nhận những điểm yếu của con.

Nhưng không phải đứa trẻ nào cũng may mắn như vậy. Làm cho một đứa trẻ tự tin rất khó nhưng khiến nó trở nên tự ti lại dễ vô cùng. Cha mẹ áp đặt con cái một cách mù quáng và dán nhãn tiêu cực cho con sẽ chỉ khiến con rơi vào tình trạng tự phủ nhận chính mình. Bởi dù có giỏi giang hay cố gắng thế nào, trẻ cũng không nhận được sự công nhận từ những người thân của mình.

Hãy cho con trẻ sự đồng hành khi con cảm thấy chán nản, hãy ôm con thật ấm áp khi con thất vọng; Khi con tiến bộ, hãy khen ngợi con một cách chân thành. Chỉ có sự chấp thuận của cha mẹ mới có thể mang lại cho trẻ một nguồn sức mạnh vững chắc và sự tự tin để tiến về phía trước.

4. Thường xuyên ra lệnh

Nếu cha mẹ nghĩ con cái còn nhỏ, chưa biết làm gì nên phải hướng dẫn, ra lệnh cho chúng làm theo ý mình, kết quả cuối cùng trẻ chỉ biết ỷ lại hoặc nổi loạn ở độ tuổi vị thành niên.

Những câu nói như "con nên", "con phải" sẽ khiến cho trẻ mất đi động lực để thử làm mọi thứ, bào mòn đi tính sáng tạo và sự tò mò về thế giới xung quanh.

Những câu nói như "con nên", "con phải" sẽ khiến cho trẻ mất đi động lực để thử làm mọi thứ. Ảnh minh họa

Những câu nói như "con nên", "con phải" sẽ khiến cho trẻ mất đi động lực để thử làm mọi thứ. Ảnh minh họa

5. Ứng cứu trẻ quá nhanh

Thế hệ trẻ hôm nay không phát triển được một số kỹ năng mà thế hệ trẻ cách đây 30 năm làm được bởi vì người lớn đã quá lo lắng cho các vấn đề của con mình. Khi ứng cứu con quá nhanh trước những rắc rối là chúng ta đã tước của con nhu cầu tự mình phân tích và giải quyết vấn đề.

Ứng cứu con quá nhanh chỉ có giá trị ngắn hạn và không thể giúp con tự trang bị cho mình kỹ năng lãnh đạo. Không sớm thì muộn, trẻ sẽ quen được người khác cứu giúp, khiến chúng trở thành những người lớn thiếu khả năng tự quyết sau này.

6. Không biểu dương con

Bạn có tin hay không thì tùy bạn, nhưng khen ngợi trẻ nhiều có thể giúp con thành công. Biểu dương những thành tích nhỏ mà trẻ đã làm được không chỉ tạo động lực khuyến khích trẻ tiếp tục mà còn phải thực hiện điều đó nhiều hơn và nhiều hơn nữa, nhưng chúng ta phải biết khen ngợi đúng cách, đúng chỗ, đúng việc và đúng thời điểm.

Ví dụ, một đứa trẻ 8 tuổi tự mặc quần áo cho mình thì không cần khen ngợi vì hành vi này vượt quá lứa tuổi để khuyến khích tự làm việc này. Đổi lại, nếu đó là em bé mới chập chững biết đi thì nên biểu dương bé.

Cha mẹ nên tập trung khen ngợi về những thành tựu đáng kể, những việc làm cụ thể mà trẻ thực hiện được, ví dụ trẻ biết chia sẻ đồ chơi với bạn thì mẹ có thể khen: "Mẹ rất vui vì con đã biết chia sẻ đồ chơi với bạn"; Trẻ học được giấy khen thì cha có thể nói: "Cha rất tự hào vì con đã biết cố gắng trong học tập"…

7. Kìm nén cảm xúc của trẻ

Một người mẹ đã chia sẻ trải nghiệm của con gái mình trên MXH. Con gái và anh trai đang cùng nhau xem phim hoạt hình, khi thấy điều gì đó thú vị, người bố bảo họ đi ăn. Cô bé muốn đọc xong trước khi ăn nhưng bố cô không đồng ý, khi cô nài nỉ lần nữa thì bố cô nghiêm khắc từ chối.

Cô bé không còn cách nào khác đành bất đắc dĩ tắt TV, không vui ngồi vào bàn ăn rồi không chịu ăn. Người cha cảm thấy con đang tức giận nên liền mắng con. Đứa trẻ liền khóc. Người cha càng tức giận, lớn tiếng mắng con gái: "Khóc làm gì? Khóc suốt ngày, con nín ngay đi". Người mẹ nhanh chóng đến, bế con gái vào phòng, ôm con nhẹ nhàng và để con khóc một lúc.

Sau khi trẻ bình tĩnh lại một chút, người mẹ nói với con rằng mình hiểu cảm giác của con. Nếu đang xem một bộ phim truyền hình dài tập, bản thân cũng tức giận nếu phần hấp dẫn bị gián đoạn.Cô con gái bình tĩnh lại sau khi nghe mẹ nói.

Chúng ta thường nghĩ "khóc" là một cảm xúc tiêu cực, đồng nghĩa với sự cáu kỉnh, dễ bị tổn thương. Trên thực tế, tiếng khóc và tiếng cười của trẻ đều là biểu hiện của cảm xúc, không có sự phân biệt tốt xấu.

Khóc là một cách để trẻ giải tỏa cảm xúc, những cảm xúc như thất vọng, bất bình, buồn bã, tức giận sẽ được giải phóng khi khóc. Nếu bị cấm đoán, cảm xúc bị đè nén sẽ không biến mất, nó sẽ tích tụ trong lòng, ngày càng mãnh liệt, cuối cùng bộc phát dưới hình thức mãnh liệt hơn.

Việc kìm nén cảm xúc khiến trẻ luôn cũng cảm thấy khó chịu. Giải phóng cảm sẽ giảm căng thẳng trong tâm trí trẻ, giúp chúng quay trở lại trạng thái vui vẻ một cách dễ dàng.

Nếu bị cấm đoán, cảm xúc bị đè nén sẽ không biến mất, nó sẽ tích tụ trong lòng, ngày càng mãnh liệt, cuối cùng bộc phát dưới hình thức mãnh liệt hơn. Ảnh minh họa

Nếu bị cấm đoán, cảm xúc bị đè nén sẽ không biến mất, nó sẽ tích tụ trong lòng, ngày càng mãnh liệt, cuối cùng bộc phát dưới hình thức mãnh liệt hơn. Ảnh minh họa

8. Yêu cầu con làm những việc vượt quá khả năng

Nếu một đứa trẻ có khả năng ở mức 5 nhưng cha mẹ lại ép chúng phải làm được mức 7, mức 10, thực sự trẻ sẽ không thể làm được. Nếu ép con làm những việc vượt quá khả năng của mình, nó sẽ làm suy yếu sự tự tin và tin tưởng vào chính mình.

Cảm giác tuyệt vời nhất là khi trẻ nói "mình đã làm được" sau khi thử làm điều gì đó khó khăn một chút và thành công.

9. Nhầm lẫn về trí thông minh của trẻ

Trí tuệ thường được sử dụng như một phép đo sự trưởng thành của trẻ và kết quả là cha mẹ thường nghĩ rằng trẻ thông minh là đã đủ để bước ra thế giới. Điều này không đúng.

Ví dụ, một số ngôi sao tài năng vẫn bị dính vào những scandal. Chỉ vì đứa trẻ có một năng khiếu nào đó, đừng nghĩ rằng trẻ có tài năng ở mọi lĩnh vực. Nếu bạn không biết khi nào có thể trao cho con quyền tự do làm một việc gì đó, hãy quan sát những đứa trẻ khác cùng tầm tuổi với con bạn. Nếu những đứa trẻ này tự làm cho mình nhiều hơn con bạn có thể làm cho bé, tức là bạn đang trì hoãn khả năng độc lập của con bạn.

10. Từ chối thẳng thừng

"Con không làm cái đó được", "cái này không tốt cho con", "làm sao con có thể làm được cái kia"... là những lời từ chối thẳng thừng của cha mẹ khiến con mình tổn thương.

Nếu một đứa trẻ liên tục bị từ chối, chúng sẽ có cảm giác "mình không đủ giỏi", "mình không thể làm được", một khi điều này ăn sâu vào tiềm thức, trẻ sẽ không dám làm bất cứ điều gì.

Nguồn: [Link nguồn]

3 tuổi là giai đoạn quan trọng để trẻ phát triển cảm giác an toàn về tâm lý.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bách Hợp ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN