Mẹo giúp xoa dịu một đứa trẻ đang bực tức

Sự kiện: Giáo dục

Trẻ em đôi khi dễ nổi giận và thường mất bình tĩnh hơn người lớn. Đây có thể là kết quả của sự thất vọng, cô đơn, sợ hãi, buồn bã hoặc cảm thấy bị đe dọa. Mặc dù sự tức giận có thể không hoàn toàn xấu, nhưng cần xem xét cách trẻ đối phó với cảm xúc mạnh mẽ này.

Mẹo giúp xoa dịu một đứa trẻ đang bực tức - 1

Bằng cách quan sát cách con đối phó với cơn giận của chúng, bạn có thể xác định liệu có cần lo lắng hoặc quản lý về những vấn đề này hay không. Dưới đây là một số dấu hiệu của trẻ cho thấy cần phải quan tâm:

- Tức giận thường xuyên

- Tức giận vì những vấn đề nhỏ nhất

- Những cơn giận dữ bùng phát dẫn đến mất tự chủ

- Không thể bày tỏ tình cảm rõ ràng

- Hành vi liều lĩnh

- Không bận tâm về sự tức giận làm tổn thương cảm xúc khác như thế nào

- Đe dọa bằng lời nói

- Thể hiện sự gây hấn hoặc bạo lực thông qua các bản vẽ hoặc bài viết

- Phải nhắc nhở để kiềm chế cơn giận

Nếu thấy con có các dấu hiệu trên, cha mẹ cần nhanh chóng làm những điều này để xoa dịu chúng.

Quản lý các cơn giận của trẻ

Mẹo giúp xoa dịu một đứa trẻ đang bực tức - 2

Hiểu những gì gây ra sự tức giận là bước đầu tiên để giúp con đối phó. Thông qua các phương pháp kiểm soát cơn giận, bạn có thể khiến trẻ học cách chuyển cơn giận dữ và bình tĩnh dần dần.

Cách dạy trẻ kiểm soát cơn giận

Mẹo giúp xoa dịu một đứa trẻ đang bực tức - 3

Cách dễ dàng là trừng phạt con bằng cách hét vào mặt chúng và trút cơn giận dữ hoặc cắt đứt các đặc quyền như thời gian xem tivi hoặc giờ chơi. Nhưng các chiến lược tốt nhất là những chiến lược khuyến khích trẻ tự đương đầu với sự tức giận.

Dưới đây là một số lời khuyên có thể dạy bạn cách đối phó với một đứa trẻ với các vấn đề tức giận.

Nghỉ ngơi

Cho bé nghỉ ngơi bằng cách ra một chỗ khác cho đến khi chúng bình tĩnh lại. Tuy nhiên, nếu trẻ đang rất hung hăng hoặc bạo lực, thì điều cần thiết đầu tiên là phải ngăn chặn nó. Bạn có thể làm điều đó bằng cách khiến chúng ngồi im lặng cho đến khi cơn giận tan biến hết. Dạy trẻ tập thở và đếm từ một đến mười có thể giúp ích trong việc xoa dịu chúng.

Cải thiện giao tiếp bằng lời nói

Khi tức giận, một số trẻ nổi cơn thịnh nộ, la hét hoặc đánh người vì chúng không biết rằng sự tức giận cũng có thể được thể hiện bằng lời nói. Dạy cho trẻ cách thể hiện sự tức giận qua lời nói để mọi người có thể biết chúng đang giận. Ví dụ: Bây giờ tôi đang rất tức giận! Hoặc, “anh ấy đang làm phiền tôi”...

Giảng cho con hiểu rằng việc thể hiện cảm xúc của mình, đặc biệt là sự tức giận là điều bình thường, nhưng sự tức giận không phải là đánh hoặc la hét. Hãy cho chúng biết rằng la hét, chửi bậy, hoặc đập phá là không thể chấp nhận được và thay vào đó, hãy bình tĩnh nói ra những điều đó là một cách tốt hơn. Thực thi các quy tắc ứng xử này bất cứ khi nào con tức giận mà không có ngoại lệ để dần dần nhìn thấy kết quả mà bạn muốn.

Chuyển hướng cơn giận

Khi cơn giận được kích hoạt, trẻ như cảm thấy kích động như được tiếp thêm năng lượng và sức mạnh. Tất cả những điều này có thể dẫn đến sự gây hấn hoặc bạo lực trừ khi năng lượng được chuyển sang một thứ ít gây hại hơn. Vì vậy, bạn có thể khiến con trút giận lên bao cát hoặc hét vào gối cho đến khi sự thôi thúc muốn bạo lực biến mất.

Thể hiện sự đồng cảm

Mẹo giúp xoa dịu một đứa trẻ đang bực tức - 4

Khi con tức giận, hãy cố gắng khiến chúng nói về lý do. Điều này cho con thấy rằng bạn đang lắng nghe nhu cầu của chúng. Khi thấy bạn lắng nghe, trẻ có nhiều khả năng bình tĩnh hơn và nhận ra rằng bạn đang để con bày tỏ cảm xúc thay vì chỉ đơn giản là phán xét họ. Đây là biện pháp hiệu quả nhất về cách xử lý một đứa trẻ đang tức giận.

Thay đổi hành vi của bạn

Nếu bạn đang có thói quen la hét khi tức giận thì trẻ cũng sẽ bắt chước y hệt. Vì vậy, hãy học cách kiểm soát bản thân bằng cách không la mắng con bất kể lý do gì. Bằng cách giữ bình tĩnh và sử dụng một giọng điệu trầm ổn, trẻ sẽ bắt chước bạn kiểm soát cảm giác tức giận và đối phó với nó một cách bình tĩnh mà không bị kích động.

Tạo thói quen hằng ngày

Tạo lập một thói quen hằng ngày để trẻ tuân theo sẽ giúp chúng đối phó với cơn giận tốt hơn. Đảm bảo con có được khoảng 30 phút hoạt động thể chất mỗi ngày thông qua một môn thể thao hoặc hoạt động yêu thích để giúp bé thoát khỏi tất cả năng lượng dư thừa có thể nuôi cơn tức giận.

Phòng ngừa trước khi cơn giận bùng nổ

Một khi con đã cực kỳ tức giận có nghĩa là tình hình trở nên khó khăn. Vì vậy, hãy cố gắng xác định các tín hiệu cho thấy trẻ sắp nổi cơn thịnh nộ và thực hiện các bước để đánh lạc hướng bé. Bạn có thể làm điều này bằng một hoạt động thu hút hoặc thậm chí đơn giản là âu yếm con.

Ôm con

Cố gắng trấn tĩnh con trong những cơn giận dữ bằng cách ôm hoặc nắm tay bé.  Sự tiếp xúc dịu dàng có thể có tác dụng làm dịu cho nhiều trẻ em và có thể giúp xoa dịu một tình huống đang căng thẳng.

Muốn con phát triển lành mạnh, cha mẹ cần làm gương những điều này từ sớm

Hãy trở thành một tấm gương với các hành vi bạn muốn con bạn phát triển là cách tốt nhất để nuôi dạy con để trở...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hàn Ly (Theo parenting) ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN