Khen công khai, phê bình kín đáo, cách giáo dục giúp sự tự tin của con cái tăng lên gấp bội

Sự kiện: Dạy con

Việc chỉ trích, phê bình, dạy dỗ một đứa trẻ trước mặt nhiều người liệu có mang lại hiệu quả như mong muốn hay chỉ làm tổn thương sâu sắc tới mức ám ảnh cả tuổi thơ?

Năm nay tôi đã ngoài 40 tuổi nhưng vẫn nhớ như in những trải nghiệm về trường học trong thời thơ ấu của mình.

Vào năm lớp 5, có một lần tôi quên mang vở bài tập. Thầy giáo đứng dựa vào bảng đen, khoanh tay trước ngực bảo tôi đứng dậy rồi nghiêm giọng nói: “Em quên thật hay nói dối”. Lúc đó, tôi không biết phải giải thích thế nào. Cả lớp 50 cặp mắt chăm chú nhìn vào tôi, đó là một cảm giác xấu hổ chỉ muốn chui xuống đất.

Năm cấp 2, gia đình khó khăn nên tôi thường xuyên phụ giúp việc nhà cho bố mẹ, sau đó học bài cho tới khuya. Chính vì thế, thỉnh thoảng tôi thường đi học trễ. Vào một buổi sáng, tôi đến trường muộn 5 phút. Khi vừa bước vào lớp, tôi đã bị cô giáo phạt. Khủng khiếp nhất, cô dùng thước đánh vào mông tôi 2 phát trước mặt tất cả mọi người. Trong lớp, tôi là người có thành tích đứng đầu nhưng trận đòn ngày hôm đó khiến tôi không thể nào quên được, nó giống như một nỗi nhục nhã.

Năm cấp 3, tôi bị ám ảnh bởi môn Toán. Mỗi khi tới kỳ thi, tôi đều cảm thấy sợ hãi đến mức ám ảnh. Thầy giáo dạy Toán nổi tiếng là người nghiêm khắc, mỗi khi trả bài, thầy sẽ sắp xếp theo thang điểm từ cao xuống thấp và gọi lần lượt từng học sinh lên nhận.

Nhìn xấp bài kiểm tra trên tay thầy vơi dần nhưng tôi còn chưa gọi tên. Tôi bắt đầu cảm thấy xấu hổ, chỉ còn lại 2 tờ giấy cuối cùng trên tay thầy. Thầy gọi tên tôi lên và nghiêm túc phê bình tôi trước mọi người: “Em đừng có kéo điểm trung bình của mọi người xuống nữa”. Câu nói của thầy tuy giọng điệu không quá lớn tiếng nhưng nó như một nhát dao đâm sâu vào tim tôi.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Không chỉ dừng lại ở đó, bố tôi thỉnh thoảng cũng mắng mỏ con cái nơi công cộng. Tôi nhớ lúc mình học cấp 2, ông đã tát tôi một cái rất đau trước mặt hàng xóm. Ông cũng không chịu nghe tôi giải thích gì cả. Lúc đó, tôi vừa khóc vừa cảm thấy xấu hổ tột cùng. Cái tát ấy như chứng minh với tất cả mọi người tôi là một đứa con gái hư hỏng. Cảm giác tủi nhục, xấu hổ khiến tôi không dám ngước đầu lên nhìn mọi người trong thời gian dài.

Sau khi trưởng thành, những tình huống kiểu này vẫn tiếp tục diễn ra nơi làm việc. Một người bạn của tôi kể lại rằng, sau khi họp tổng kết công ty, sếp phàn nàn thành tích kém của cô ấy trước mặt tất cả đồng nghiệp. Điều này khiến cô ấy vừa xấu hổ, vừa bực nội và chán nản.

Mỗi khi nhớ lại những giây phút mang tính chất “dạy dỗ” ấy, tôi lại không khỏi rùng mình. Tôi sẽ không thể quên được sự xấu hổ lúc đó và càng cảm thấy tức giận hơn với những người này.

Đã 20, 30 năm qua nhưng tôi vẫn nhớ rõ gương mặt của người thầy, người cô từng phạt tôi trước đây. Tại sao việc một học sinh quên mang vở bài tập, đi học muộn, điểm số kém… lại đáng bị giáo viên bêu rếu trước mọi người như vậy?

Tôi cũng hiểu rằng, khi người lớn làm như vậy cũng là xuất phát từ việc họ hy vọng con mình, học sinh của mình tiến bộ hơn. Họ muốn giáo dục kiểu khiến cho đứa trẻ cảm thấy xấu hổ để không phải mắc lại những sai lầm tương tự sau này.

Tuy nhiên, kiểu dạy dỗ này lại khiến lòng tự trọng của một đứa trẻ bị tổn thương rất lớn. Nó không khiến trẻ trở nên tốt hơn mà chỉ mang lại những tác động tiêu cực.

Tại sao nên khen công khai, phê bình kín đáo?

Những lời phê bình, chỉ trích của giáo viên mỗi khi tôi quên bài tập, đi học muộn, thi kém môn Toán… không làm tôi tiến bộ. Nó chỉ khiến trái tim tôi chứa toàn sự thù hận, phủ nhận bản thân và lòng tự trọng bị tổn thương rất nhiều.

Nếu tôi có thực sự thay đổi sau mỗi lần bị phê bình công khai như vậy, có lẽ là do tôi sợ bị làm nhục như vậy một lần nữa. Các bạn cùng lớp sau khi nhìn “tấm gương” như tôi, họ cũng sợ và không dám phạm bất kỳ sai lầm nào. Thái độ của học sinh thực chất không phải kính trọng giáo viên mà là sợ hãi.

Cách giáo dục khiến học sinh trở nên ngoan ngoãn vì sợ hãi liệu có phải là điều đáng được ủng hộ?

Bản thân người lớn chúng ta cũng từng là trẻ con, là học sinh. Chẳng có một người nào thích bị mắng mỏ, chỉ trích nơi công cộng hoặc làm “tấm gương” bất đắc dĩ cho mọi người theo hướng tiêu cực như vậy.

Sau này, khi làm nghiên cứu trong trường đại học, giáo sư hướng dẫn thực sự khiến tôi cảm thấy ấm áp vô cùng và có động lực cố gắng hơn khi thường xuyên khen ngợi học trò mình trước mặt người khác. Đặc biệt, mỗi khi cần góp ý kiến gì, ông đều gọi tôi vào phòng riêng nói chuyện. Điều này càng khiến tôi trở nên tự tin làm tốt hơn mọi thứ sau này. Mỗi khi nghĩ đến vị giáo sư này, tôi đều rất biết ơn.

Việc khen ngợi công khai, phê bình kín đáo sẽ mang lại rất nhiều điều tích cực. Trẻ em cần được dạy dỗ, nhân viên cần được thúc đẩy. Việc nói chuyện riêng, động viên nhẹ nhàng lúc nào cũng tốt hơn là giáo dục một cách nghiêm khắc. Việc phê bình một đứa trẻ trước mặt nhiều người sẽ hủy hoại lòng tự trọng của chúng. Thay vào đó, muốn một đứa trẻ tiến bộ hơn, chỉ cần một vài lời động viên nhẹ nhàng là sẽ thay đổi được nhiều thứ.

Nguồn: [Link nguồn]

Áp dụng quy luật bể cá, bố mẹ sẽ ít gặp khó khăn trong việc dạy dỗ con cái

Sự quản lý, chăm sóc quá mức của bố mẹ vô tình tước đi sự tự do phát triển của con cái, giống như một chú cá được...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hằng (Theo Sohu) ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN