Hơn 4.000 cán bộ thanh tra, kiểm tra sẽ cắm chốt tại các điểm thi

Mỗi điểm thi THPT quốc gia tối thiểu có 2 thanh tra độc lập cắm chốt để kiểm tra từ điểm trưởng đến cán bộ coi thi, thí sinh.

Thông tin về kỳ thi THPT quốc gia 2019, Chánh thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Huy Bằng cho biết, hơn 4.000 cán bộ thanh tra sẽ cắm chốt ở tất cả hơn 2000 điểm thi trên cả nước. Theo đó, mỗi điểm thi có một thanh tra của Sở Giáo dục và một của trường đại học phối hợp.

Để đảm bảo khách quan, các đoàn thanh tra sẽ do Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thành lập.

"Những năm trước, thanh tra cắm chốt do điểm trưởng phân công nên khó đảm bảo khách quan. Năm nay, các cán bộ này sẽ độc lập với điểm thi và có quyền giám sát, thanh tra từ điểm trưởng đến các cán bộ coi thi, thí sinh...", ông Bằng nói.

Hơn 4.000 cán bộ thanh tra, kiểm tra sẽ cắm chốt tại các điểm thi - 1

4.000 cán bộ thanh tra sẽ cắm chốt ở tất cả hơn 2000 điểm thi trên cả nước.

Bộ GD-ĐT chịu trách nhiệm thanh tra, kiểm tra tất cả địa phương, trong đó, có cả công tác thanh tra của Sở và thanh tra điểm thi. Bộ không phân biệt nơi nào là “điểm nóng” trong công tác thanh tra.

Bên cạnh việc thanh tra cắm chốt tại các điểm thi, Bộ chỉ đạo các địa phương tổ chức đường dây nóng và chuẩn bị lực lượng hỗ trợ các điểm nóng, thanh tra đột xuất. Đồng thời, thành lập các đoàn thanh tra chéo do Ban Chỉ đạo thi quyết định.

Ông Bằng cho biết, mấy năm vừa qua, Bộ đã bồi dưỡng các cộng tác viên thanh tra ở các Sở và cấp thẻ cộng tác viên 3 năm. Số lượng cộng tác viên này ở cả nước có khoảng 1 vạn cán bộ. Do đó, không lo thiếu cán bộ thanh tra nếu xảy ra vấn đề đột xuất.

Ngoài ra, Bộ GD-ĐT yêu cầu cán bộ thanh tra, kiểm tra làm việc liên tục tại vị trí được phân công; báo cáo Trưởng đoàn thanh tra kịp thời về lý do vắng mặt tại địa điểm thanh tra, kiểm tra trong thời gian thanh tra, kiểm tra (nếu có).

Cán bộ thanh tra, kiểm tra chịu trách nhiệm liên đới đối với các vi phạm Quy chế thi của tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

Theo ông Bằng, giám thị không chỉ kiểm soát để ngăn thí sinh mang vật dụng trái phép vào phòng thi, mà còn phải nhạy cảm để phát hiện ra những hành vi bất thường của sĩ tử để kiểm tra, báo cáo xử lý kịp thời.

Được biết, năm 2019, cả nước có hơn 886.000 thí sinh đăng ký dự thi THPT quốc gia 2019, (giảm gần 40.000 thí sinh so với năm 2018). Trong đó, có hơn 650.000 thí sinh xét tuyển đại học. Như vậy, có 279.001 dự thi chỉ để xét công nhận tốt nghiệp THPT (chiếm khoảng 27,8%).

Đại học Thành Đô luôn chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Trường Đại học Thành Đô - Ngôi trường tư thục đầu tiên đào tạo bậc đại học của Việt Nam, được thành lập ngày 30/11/2004.

Sứ mệnh của Đại học Thành Đô là kiến tạo cho người học không gian tích hợp Học – Hành – Nghề - Nghiệp, gắn kết hài hòa giữa học tập, nghiên cứu, giảng dạy, huấn luyện, thực hành, trải nghề và hướng nghiệp.

Trường luôn tạo cơ hội để mọi thành viên được tham gia, dẫn dắt và truyền cảm hứng theo nguyên lý "Trí – Năng – Nhân – Hòa"; biết tư duy giải quyết vấn đề; biết quản trị và giao tiếp hiệu quả; biết nghiên cứu độc lập, tự học và tự hoàn thiện. Đóng góp thích cực và chủ động vào sự nghiệp giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho cộng đồng và đất nước.

Hơn 4.000 cán bộ thanh tra, kiểm tra sẽ cắm chốt tại các điểm thi - 2

Đại học Thành Đô luôn chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Bên cạnh đó, trường sẽ là nơi cung cấp cho xã hội các sản phẩm đào tạo, nghiên cứu khoa học, tư vấn, ứng dụng và chuyển giao công nghệ có chất lượng cao, có thương hiệu và danh tiếng, đạt đẳng cấp khu vực và quốc tế đa lĩnh vực kinh tế.

Từ ngày thành lập đến nay, tập thể lãnh đạo, cán bộ giáo viên và sinh viên của trường Đại học Thành Đô đã gặt hái được nhiều thành công. Trường trở thành một trong những trường đại học tư thục hàng đầu ở Việt Nam, với đặc tính nổi trội là tính thực hành và tính hướng nghiệp; phát triển vững chắc trên 6 trụ cột về: “Công nghệ - Du lịch – Ngôn ngữ - Kinh tế - Quản lý - Sức khỏe”; có uy tín trong đào tạo và hợp tác quốc tế.

Để đạt được kết quả này, trường đã phối hợp với các cơ quan, các nhà doanh nghiệp để có những thông tin cụ thể về tuyển dụng, trên cơ sở đó, tạo điều kiện về thủ tục cho sinh viên đến liên hệ để được phỏng vấn, tuyển chọn.

Nhà trường chỉ đạo cho các đơn vị khi tổ chức cho sinh viên đi thực tập, liên hệ và nơi thực tập tốt nhất, phù hợp với ngành nghề sinh viên được học tập. Trong quá trình thực tập, sinh viên có điều kiện để chứng tỏ năng lực chuyên môn và đạo đức, đã giúp họ có cơ hội tiếp cận các cơ quan tuyển dụng sau khi ra trường.

Lãnh đạo trường Đại học Thành Đô nhấn mạnh, mục tiêu của nhà trường là đào tạo theo nhu cầu xã hội, theo địa chỉ, nhằm gắn kết Nhà trường với sản xuất, đời sống, cộng đồng, xã hội. Ngoài ra, mở rộng các hình thức hợp tác quốc tế: nhằm từng bước hội nhập, nâng cao chất lượng đào tạo của trường.

Gần 900 nghìn thí sinh đăng kí dự thi THPT quốc gia 2019

Hà Nội có số thí sinh đăng ký dự thi THPT Quốc gia năm 2019 nhiều nhất gồm hơn 74 nghìn thí sinh.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Kỳ thi tốt nghiệp THPT Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN