Hành động của mẹ với con gái trên ban công báo trước bi kịch trong tương lai

Sự kiện: Dạy con

Nếu cách hành xử của mẹ khác đi thì có lẽ sẽ có một kết cục khác...

Một nữ sinh 15 tuổi chán nản đứng trên ban công tầng 4, bị mẹ tát vài cái. Ngày hôm sau em đã nhảy từ tầng cao xuống, kết thúc cuộc đời của mình.

Đó là bi kịch đau lòng đã xảy ra trong một gia đình ở tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) mới đây. Được biết, cô con gái bị trầm cảm nhưng không nhận được sự hỗ trợ của gia đình. Từ nhỏ em thông minh và hiếu học nhưng khi vào cấp hai, em dần trở nên lầm lì, chán nản và mất hứng thú với việc học. Triệu chứng trầm cảm của em ngày càng rõ ràng hơn.

Mẹ của nữ sinh là một bà nội trợ bình thường. Sau khi phát hiện con bị trầm cảm, bà cảm thấy bất lực và lo lắng. Dù đã nhiều lần cố gắng giao tiếp nhưng con luôn né tránh. Gia đình họ cũng không tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên môn kịp thời và không nhận ra rằng trầm cảm là một bệnh tâm thần nghiêm trọng cần được can thiệp và điều trị.

Một đêm nọ, bà mẹ thấy con đứng một mình trên ban công tầng 4, tim bà lập tức thắt lại. Lo lắng con sẽ làm điều gì đó dại dột nên bà vội vàng bước tới ôm con. Bỗng bà mẹ tát con vài cái, hy vọng có thể thức tỉnh, khiến con dừng lại sự bốc đồng này. Tuy nhiên, bà không nhận ra rằng hành động của mình sẽ càng khiến nỗi đau của con trở nên trầm trọng hơn.

Người mẹ không nhận ra rằng hành động của mình sẽ càng khiến nỗi đau của con trở nên trầm trọng hơn.

Người mẹ không nhận ra rằng hành động của mình sẽ càng khiến nỗi đau của con trở nên trầm trọng hơn.

Sáng sớm hôm sau, khi bà mẹ bước vào phòng con, phát hiện con đã không còn trên giường nữa. Tim bà chợt thắt lại, trực giác mách bảo rằng đã có chuyện không hay xảy ra. Bà vội vàng chạy lên ban công trên lầu thì phát hiện đứa trẻ đã đứng ở mép tầng trên cùng. Người mẹ hét lớn tên đứa trẻ nhưng đã quá muộn, con kiên quyết nhảy xuống.

Thảm kịch đã gây chấn động, cư dân mạng bày tỏ sự đau buồn trước cái chết của đứa trẻ. Đồng thời, nhiều người cũng cho rằng: Dù trong câu chuyện này, người đau khổ nhất là bà mẹ, thế nhưng, có thể bi kịch không xảy đến nếu gia đình quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề sức khỏe tâm thần của con. Ở ban công tầng 4, nếu không phải là cái tát mà cách hành xử khác thì có lẽ sẽ có một kết cục khác.

Phụ huynh cần làm gì khi con có dấu hiệu bị trầm cảm

Rối loạn trầm cảm là một rối loạn phổ biến ở lứa tuổi vị thành niên. Tỉ lệ thường gặp từ 3-8%. Rối loạn này gặp ở trẻ gái nhiều hơn trẻ trai với tỉ lệ 3:1, đặc biệt nguy cơ cao gặp ở trẻ nữ dậy thì sớm. Các bậc cha mẹ cần làm gì khi con có các dấu hiệu trầm cảm?

Đừng lơ là các dấu hiệu của con

Cha mẹ cần quan tâm con, bày tỏ tình yêu thương, không dò xét con. Cha mẹ nên trò chuyện với con, gợi mở để trẻ có thể chia sẻ những gì mà trẻ đang trải qua; thực sự lắng nghe trẻ nói, sẵn sàng giúp đỡ trẻ giải quyết những hành vi rắc rối và rối loạn cảm xúc.

Động viên con kết nối với xã hội

Những trẻ bị trầm cảm thường có xu hướng tự tách mình ra khỏi các hoạt động yêu thích và bạn bè. Tuy nhiên, đơn độc chỉ khiến tình trạng trầm cảm thêm tồi tệ. Cha mẹ hãy khéo léo giúp bé tái kết nối với xã hội, cho trẻ đi chơi, du lịch…

Ưu tiên hàng đầu củng cố sức khỏe thể chất

Sức khỏe thể chất và tinh thần có sự kết nối chặt chẽ. Trầm cảm sẽ trầm trọng hơn nếu trẻ không hoạt động, ngủ ít và dinh dưỡng kém. Thời đại ngày nay, trẻ vị thành niên thường có những thói quen không lành mạnh như: dậy trễ, ăn các món nhiều calo và ngồi hàng giờ bên điện thoại và máy tính.

Vì vậy, cha mẹ hãy hỗ trợ con bằng cách tạo lập một thói quen sống tích cực bằng các hoạt động vui chơi và sinh hoạt cả gia đình vào những ngày nghỉ.

Biết được khi nào cần kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia

Khi áp dụng các biện pháp trên nhưng tình trạng trầm cảm của trẻ không cải thiện, cha mẹ có thể tìm kiếm sự hỗ trợ chăm sóc con từ các chuyên gia tâm lý học hoặc thần kinh học

Chăm sóc chính bản thân cha mẹ (và các thành viên còn lại)

Khi có con bị trầm cảm, cha mẹ có thể thấy bản thân mình tập trung quá nhiều sức lực và tinh thần vào con, mà quên đi nhu cầu của bản thân và của các thành viên khác trong gia đình. Vì vậy, cha mẹ nên quan tâm đến chính bản thân và các thành viên khác. Đừng để trẻ thấy vì mình mà cha mẹ tiều tụy, buồn rầu. Chính cha mẹ bình an, lạc quan, vui vẻ thì sẽ truyền năng lượng tích cực đến cho trẻ.

Cha mẹ hãy hỗ trợ con bằng cách tạo lập một thói quen sống tích cực bằng các hoạt động vui chơi và sinh hoạt cả gia đình vào những ngày nghỉ. Ảnh minh họa

Cha mẹ hãy hỗ trợ con bằng cách tạo lập một thói quen sống tích cực bằng các hoạt động vui chơi và sinh hoạt cả gia đình vào những ngày nghỉ. Ảnh minh họa

Phòng ngừa trầm cảm ở trẻ em như thế nào?

Phòng bệnh luôn hiệu quả và ít tốn kém công sức, thời gian hơn chữa bệnh. Trầm cảm tuổi vị thành niên có thể phòng ngừa được khi cha mẹ để tâm và áp dụng liên tục các biện pháp như là:

Luôn lắng nghe trẻ

Ở bất kỳ lứa tuổi nào, cha mẹ cần luôn quan tâm chia sẻ, học và thực hành liên tục cách làm bạn với con. Luôn lắng nghe trẻ chia sẻ mọi khó khăn cũng như niềm vui trẻ có trong cuộc sống. Sau lắng nghe, phụ huynh cần tránh đưa ra những nhận xét tiêu cực về những quan điểm hay vấn đề của trẻ, bởi sẽ gây cho trẻ cảm giác vô giá trị, tác động không tốt đến hành vi sau này của trẻ.

Thiết lập những thói quen tốt cho trẻ

Cha mẹ cùng con sắp xếp các hoạt động sinh hoạt hàng ngày phù hợp, luôn sát sao, khuyến khích trẻ ngủ đủ giấc, ăn uống điều độ, hoạt động thể chất và làm những việc mà con thích. Bố mẹ cần thiết lập những thói quen tốt cho chính mình, từ đó làm gương cho trẻ làm theo.

Đảm bảo đầy đủ tinh thần, vật chất cho trẻ

Những trẻ sống trong gia đình hạnh phúc, bố mẹ yêu thương, quan tâm và sẻ chia sẽ ít có nguy cơ mắc bệnh lý trầm cảm. Cha mẹ cần biết chia sẻ và cùng trẻ thảo luận với trẻ để giúp con từng bước vượt qua các khó khăn trong cuộc sống.

Cha mẹ hướng dẫn con tự thiết lập những mục tiêu theo khả năng bản thân, và chú ý không đặt ra quá nhiều kỳ vọng cũng như gây thêm cho trẻ các áp lực về thành tích học tập để trẻ có được tâm lý tốt.

Giúp trẻ tránh rơi vào những trạng thái tâm lý tiêu cực

Các bậc cha mẹ cần chú ý: không nên quát mắng, xúc phạm khi trẻ có lỗi hoặc có kết quả học tập kém bạn bè mà nên phân tích, giảng giải cho trẻ hiểu. Đối với những suy nghĩ sai lệch của trẻ, cha mẹ cần nhẹ nhàng phân tích chứ không được làm trẻ xấu hổ.

Nhận biết những biểu hiện của trẻ và những dấu hiệu của gia đình

Trẻ thường cố gắng che giấu đi những vấn đề khiến chúng tổn thương. Vậy nên cha mẹ cần quan sát kỹ những biểu hiện bất thường của trẻ để kịp thời tháo gỡ, giúp trẻ mở long và tự tin hơn trong cuộc sống. Khi trong gia đình có anh chị hoặc em của trẻ đã bị trầm cảm thì khả năng trẻ sẽ bị rất cao. Bố mẹ cần theo dõi sát sao để phát hiện, ngăn chặn bệnh lý này.

Như vậy, sinh con, nuôi con lớn đến tuổi dậy thì, dù ở thời kỳ này trẻ đã có khả năng tự lập trong nhiều việc, nhưng vẫn luôn cần cha mẹ đồng hành, hỗ trợ về mặt tâm tưởng, suy nghĩ cũng như cân bằng các cảm xúc.

Việc hiểu về trầm cảm là một trong số những rối loạn của lứa tuổi này giúp cha mẹ có cách tiếp cận hỗ trợ trẻ phòng tránh và vượt qua. Cha mẹ nhất định không thể lơ là, chủ quan, thiếu quan tâm đến trẻ, vì sẽ dẫn đến tình trạng nặng và hậu quả đáng tiếc.

Nguồn: [Link nguồn]

Bạn có thể giúp con cải thiện EQ từ sớm bằng phương pháp giáo dục đúng cách...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tường Vy ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN