Giải màn tranh cãi về chuyện dạy con ngay khi còn trong bụng mẹ

Sự kiện: Giáo dục

Chuyện dạy con khi còn ở trong bụng mẹ vốn là câu chuyện tranh cãi với rất nhiều gia đình thậm chí dẫn đến xích mích, bất đồng. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, thai giáo là một phương pháp hoàn toàn có ý nghĩa về mặt khoa học đến sự phát triển về thể chất và trí tuệ của con trẻ.

"Còn trong bụng thì hiểu gì mà dạy!"

Đó là quan điểm quen thuộc của nhiều người khi nói về vấn đề giáo dục sớm cho thai nhi còn nằm trong bụng mẹ. Đặc biệt là ông bà, những người thuộc các thế hệ đi trước. Đã qua hai lần sinh nở nhưng chị Đặng Thị Tuyết Lan (36 tuổi, Hà Huy Tập, thành phố Hà Tĩnh) vẫn chưa hết căng thẳng với bố mẹ chồng về vấn đề dạy con từ khi còn mang thai.

Việc dạy con từ trong bụng mẹ vốn là câu chuyện gây nhiều tranh cãi trong nhiều gia đình Việt. (ảnh minh họa)

Việc dạy con từ trong bụng mẹ vốn là câu chuyện gây nhiều tranh cãi trong nhiều gia đình Việt. (ảnh minh họa)

Chị Tuyết Lan tâm sự: "Ông bà thực ra không có gì ghét bỏ những nghĩ dạy con từ sớm như thế sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cháu. Đồng thời, từ xa xưa ông bà mình không cần dạy gì mà con cái vẫn mạnh khỏe nên không hài lòng. Cứ mỗi lần thấy mình dạy con là ông bà lại gàn, còn trong bụng thì hiểu gì mà dạy". Không chỉ chị Lan mà nhiều gia đình khác tại Việt Nam cũng đã từng rơi vào hoàn cảnh tương tự khi không tìm được tiếng nói chung về việc dạy con trong những ngày có thai.

Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội về vấn đề này, Th.S Nguyễn Viết Hiền, chuyên gia giáo dục, giảng viên Đại học Giáo dục cho biết: "Thai giáo hay còn gọi là giáo dục cho thai nhi là một phương pháp hoàn toàn có khoa học. Tại các nước phương Tây và một số nước châu Á, vấn đề thai giáo được coi là phương pháp "vàng" nhằm tác động vào thai nhi tạo ra sự phát triển tích cực".

Theo Th.S Nguyễn Viết Hiền, tất cả những gì người mẹ trải qua trong thai kỳ đều có sự ảnh hưởng, tác động đến thai nhi. Kể cả những chuyển động nhỏ nhất của người mẹ như căng thẳng, vui vẻ, trạng thái cảm xúc cũng tạo ra sự ảnh hưởng với thai nhi. 

Hoàn toàn có cơ sở khoa học để áp dụng

Thai giáo hay còn gọi là giáo dục cho thai nhi đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Từ thời cổ đại, các nước phương Tây và phương Đông đều đã đề cập đến vấn đề thai giáo như một phương pháp để "can thiệp sớm" vào sự phát triển của thai nhi.

Thạc sĩ Nguyễn Viết Hiền là một trong những chuyên gia có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực can thiệp sớm với trẻ em tại Việt Nam.

Thạc sĩ Nguyễn Viết Hiền là một trong những chuyên gia có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực can thiệp sớm với trẻ em tại Việt Nam.

Tại Châu Á, Nhật Bản là một trong những nước đề xướng thai giáo mạnh nhất. Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã tiến hành những thực nghiệm và khám phá ra nhiều khả năng tiềm ẩn to lớn của thai kỳ. Trung Quốc cũng đã tiến hành các chương trình thai giáo mang tính rộng khắp từ hơn 30 năm về trước. Người Do Thái cũng rất quan tâm đến thai giáo và họ đã tiến hành thai giáo từ rất lâu.  Ngoài ra, rất nhiều nước khác nhau trên thế giới cũng có những trung tâm hoặc các bệnh viện tiến hành các chương trình thai giáo cho các bà bầu. Những thành quả nghiên cứu về thai giáo trên thế giới đã đem lại kết quả to lớn cho sự phát triển của thai nhi.

Theo Th.S Nguyễn Viết Hiền, quá trình thai giáo là quá trình áp dụng tổng hợp các phương pháp giáo dục thai nhi được bắt đầu từ lúc mang thai để dưỡng thai, giúp thai nhi trong bụng phát triển đầy đủ các tiềm năng về thể lực và trí tuệ. Thai giáo nhằm đảm bảo các mục đích sau: Đảm bảo môi trường tốt nhất cho sự phát triển của nhi cả trong và ngoài cơ thể người mẹ; Giúp bé phát triển trí não toàn diện từ trong bụng mẹ, phát triển ngôn ngữ, phản xạ và tăng chỉ số cảm xúc ở trẻ; Gắn kết tình cảm giữa bố mẹ và em bé; Trang bị kiến thức, kỹ năng, thái độ tốt cho bố mẹ trong việc nuôi dạy con, tạo tiền đề cho việc giáo dục trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Thai giáo như thế nào để có hiệu quả ?

Có nhiều hình thức để có thể "can thiệp sớm" vào sự phát triển của thai nhi. Sau nhiều quá trình nghiên cứu, Th.S Nguyễn Viết Hiền cho biết có thể phân thai giáo thành một số phương pháp chính. Trong đó, 2 phương pháp đặc biệt quan trọng là thai giáo ngôn ngữ và thai giáo vận động.

Với thai giáo ngôn ngữ, để kích hoạt ngôn ngữ từ trong bụng mẹ, tạo nền tảng giúp con nói sớm sau khi ra đời, người mẹ có thể kích hoạt ngôn ngữ cho con qua việc mẹ nói chuyện với con những câu chuyện về gia đình, về niềm vui, sự háo hức của cả nhà khi chuẩn bị gặp mặt thành viên mới, kể cho con nghe về những điều lí thú ở môi trường bên ngoài...

Người mẹ có thể nói chuyện bằng lời hoặc qua những suy nghĩ trong đầu. Khi nói chuyện với thai nhi bằng lời, người mẹ cần sử dụng chất giọng có độ lớn vừa phải, nội dung kể chuyện và cách thức kể chuyện thú vị, lôi cuốn, đôi khi có những lúc cần có những khoảng ngừng để gợi cho thai nhi đáp lại, nhất là những tháng cuối thai kì. Điều này sẽ kích hoạt tương tác ngôn ngữ 2 chiều cho con và cũng duy trì cảm xúc tích cực của người mẹ.

Để thực sự đưa lại kết quả cho sự phát triển về thể chất và tinh thần của thai nhi, người mẹ cần hiểu và áp dụng đúng phương pháp thai giáo.

Để thực sự đưa lại kết quả cho sự phát triển về thể chất và tinh thần của thai nhi, người mẹ cần hiểu và áp dụng đúng phương pháp thai giáo.

Với thai giáo vận động, trong quá trình mang thai, mẹ bầu có thể thực hành một số bài tập thể dục dành cho những người mang thai, đi bộ đều đặn mỗi ngày để có sức khoẻ tốt. Khi thực hiện phương pháp đi bộ, mẹ bầu nên lựa chọn loại giày dép mềm và thấp để an toàn và đảm bảo sức khoẻ của bàn chân. Để quá trình đi bộ đạt hiệu quả tốt nhất, mẹ bầu nên chọn đoạn đường đi là đường thẳng, nên tránh qua ngã 3, ngã 4 đông người qua lại. Tốt nhất là chọn con đường có không gian yên tĩnh, có cây cỏ chim sóc để tạo cảm giác thoải mái, tốt cho sức khoẻ.  

Khi đi, mẹ bầu nên giữ đều tốc độ đi, căn thời gian cố định đi bộ mỗi ngày. Đến khoảng tháng thứ 3 thai kì, thai nhi bắt đầu "máy", lúc này mẹ bầu có thể tạo dần 1 số trò chơi tương tác vận động cùng thai nhi. Ví dụ như mẹ bầu dùng tay ấn vào bụng, xoa nhẹ bụng và tạo những trò chơi vận động nhẹ nhàng trên bụng. Các trò chơi kích hoạt sự tương tác vận động của mẹ và thai nhi dần dần đi vào ổn định theo giờ cố định từng ngày. Đảm bảo thai nhi đến tháng thứ 7, tháng 7,5 thai nhi cử động, đạp đúng giờ. Mẹ bầu tiếp tục tương tác bằng cách bài tập kích thích thai nhi vận động theo sự điều khiển của mẹ bầu.

Nguồn: [Link nguồn]

Sai lầm khi nuôi dạy con các bố mẹ nên tránh

Không hề có bất kì giấy chứng nhận nào khi bạn làm cha mẹ. Dù bạn có bao nhiêu con hay các con đã lớn thì việc mắc sai...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Huy Hoàng ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN