Điểm mặt những dấu hiệu trẻ bị tăng động, giảm chú ý khiến nhiều cha mẹ ngã ngửa

Sự kiện: Bệnh tâm thần

BS Lê Công Thiện, Trưởng phòng Điều trị tâm thần nhi, Viện Sức khỏe tâm thần khuyến cáo các cha mẹ cần nhớ những dấu hiệu trẻ bị tăng động, giảm chú ý.

Tại Việt Nam, theo các bác sỹ tại Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, tỷ lệ trẻ có vấn đề về chú ý khoảng 4% trên 1.320 trẻ được nghiên cứu.

Tăng động, giảm chú ý là một tình trạng của não bộ gây ra những khó khăn trong kiểm soát hành vi ở trẻ. Đây là một trong những rối loạn phổ biến nhất ở trẻ em, có biểu hiện không tập trung chú ý và tăng hoạt động quá mức.

Điểm mặt những dấu hiệu trẻ bị tăng động, giảm chú ý khiến nhiều cha mẹ ngã ngửa - 1

BS Thiện tư vấn cho phụ huynh có con bị tăng động.

Theo bác sĩ Lê Công Thiện, từ khi sinh ra, trẻ đã có biểu hiện của tăng động như:  Nhạy cảm với ánh sáng, hay khóc, rối loạn giấc ngủ vào ban đêm. Tuy nhiên, những biểu hiện này đôi khi không chỉ ra rằng em bé đã mắc tăng động giảm chú ý.

Khi lớn hơn, trẻ sẽ bộc lộ các biểu hiện rõ rệt của tăng động, giảm chú ý như: Vận động nhiều, luôn nhấp nhổm, chạy nhảy, leo trèo; khó khăn trong việc tổ chức, sắp xếp công việc; thường xuyên đánh mất các vật dụng cần thiết cho công việc, học tập; thường xuyên quên trong hoạt động, sinh hoạt hằng ngày; khó khăn trong việc tuân thủ yêu cầu từ người khác; gặp khó khăn mỗi khi phải chờ đợi đến lượt; bật ra những câu trả lời khi chưa nghe hết câu hỏi, nói quá nhiều…

Theo BS Thiện, có nhiều giả thuyết về nguyên nhân và cơ chế gây nên tăng động, giảm chú ý như: di truyền, biến đổi chất dẫn truyền thần kinh, thay đổi cấu trúc của não, yếu tố tổn thương não, thai sản, vai trò của môi trường… Tăng động giảm chú ý có biểu hiện quá mức tình trạng không tập trung chú ý, hoạt động không kiểm soát và tăng hoạt động…

Bác sĩ Lê Công Thiện kể về trường hợp một trẻ 16 tuổi ở Times City, Hà Nội đang điều trị tăng động. Trẻ được phát hiện tăng động, giảm chú ý từ 8 năm về trước và phải điều trị từ đó đến nay.  Như vậy là cha mẹ phát hiện quá muộn.

Sau khi thăm khám, quan sát gia đình của trẻ., bác sĩ Thiện nhận thấy bố của cháu có triệu chứng của tăng động giảm chú ý.

Không chỉ trường hợp này, trong quá trình thăm khám, bác sĩ Thiện cũng phát hiện trẻ khác cũng có bố, hoặc mẹ, hoặc thành viên trong gia đình mắc rối loạn tăng động giảm chú ý.

Trưởng phòng Điều trị tâm thần nhi cánh báo, tăng động giảm chú ý ở trẻ là một vấn đề nan giải đối với các bậc cha mẹ. Bởi hội chứng này khiến trẻ gặp khó khi phải tập trung tiếp nhận kiến thức, học tập tại nhà trường.

Nếu không được chữa trị, trẻ lớn lên có thể vi phạm các vấn đề đạo đức, luật pháp như đập phá, ăn trộm, dễ có nhân cách chống đối xã hội, sử dụng các chất gây nghiện, trầm cảm, lo âu…

Bên cạnh đó, hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý là mạn tính, cần phải điều trị lâu dài, song nhiều gia đình không đủ kiên nhẫn hoặc không đủ khả năng tài chính, nên bỏ điều trị, không theo dõi thường xuyên, không tái khám, không uống thuốc, không tuân thủ yêu cầu của bác sĩ.

Ngoài ra, các rối loạn tăng động có xu hướng giảm theo tuổi nhưng các rối loạn giảm chú ý cải thiện ít hơn…

Vì vậy, bác sĩ Thiện nhấn mạnh các gia đình cần được trang bị kiến thức đầy đủ về hội chứng này, cần nhận biết sớm dấu hiệu tăng động, giảm chú ý ở trẻ. Phụ huynh không nên hoang mang, lo lắng, chán nản quá mức.

Bên cạnh đó, cha mẹ cần tạo môi trường nâng đỡ, giúp trẻ vượt qua và hình thành nhân cách một cách bình thường năng động.

Phân biệt trẻ hiếu động với mắc chứng tăng động

Không ít cha mẹ còn chủ quan, ngộ nhận giữa chứng tăng động và hiếu động, khiến trẻ chậm được can thiệp.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Bệnh tâm thần Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN