Bộ trưởng GD&ĐT sẽ trả lời về “lạm phát giấy khen”

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ trả lời chất vấn về đánh giá học sinh tiểu học năm 2015 - cách đánh giá “lạm phát giấy khen” đang gây nhiều tranh cãi trong dư luận.

Thủ tướng vừa phân công các thành viên Chính phủ trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 9, trong 3 ngày 11, 12, 13.6.2015.

Theo đó, chiều 12.6, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp trả lời chất vấn về việc đổi mới cách tổ chức kỳ thi quốc gia, đánh giá học sinh tiểu học năm 2015, những khó khăn và biện pháp bảo đảm thực hiện, áp dụng ổn định trong thời gian tới.

Bộ trưởng cũng trả lời chất vấn về các biện pháp tổ chức triển khai hiệu quả nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Bộ trưởng GD&ĐT sẽ trả lời về “lạm phát giấy khen” - 1
Chiều 12.6, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp trả lời chất vấn
chiều 12.6, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp trả lời chất vấn

Tại phiên chất vấn này, Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Tài chính tham gia giải trình thêm những vấn đề liên quan.

Ngoài Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ trả lời chất vấn tại Quốc hội.

Trước đó, cuối tháng 5.2015, sau tổng kết năm học 2014 – 2015, nhiều phụ huynh “khoe” bảng điểm tổng kết rất đẹp của con sau một năm học tập. Có lớp học 53 học sinh mà có đến 51 em “hoàn thành xuất sắc”, chỉ có 2 học sinh đạt “hoàn thành”. Cùng với đó là rất nhiều các loại giấy khen “lạ lẫm” ghi những lời nhận xét như: Đã đạt thành tích xuất sắc trong học tập và rèn luyện; hoàn thành tốt nhiệm vụ của học sinh; học sinh tiêu biểu; ứng xử thân thiện, biết chia sẻ giúp đỡ bạn bè...

Lý do “cháu nào cũng có quà” là bởi, từ năm học 2014 - 2015, các trường tiểu học không đánh giá xếp loại học sinh giỏi, khá, trung bình như trước. Thay vào đó, việc đánh giá học sinh tiểu học được thực hiện theo Thông tư 30 quy định cách đánh giá học sinh tiểu học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Cách đánh giá học sinh theo Thông tư 30 tách bạch các điểm mạnh của học sinh, em nào mạnh mặt nào được khen mặt đó. Không chỉ đánh giá kết quả học tập, cách đánh giá mới còn ghi nhận hoạt động giáo dục khác, vì vậy mà có khen thưởng ở các nội dung khác như: ứng xử thân thiện, biết chia sẻ giúp đỡ bạn bè...

Như vậy, với cách đánh giá này, học sinh nào cũng được khích lệ, động viên để phát huy những điểm mạnh của mình.

Tuy nhiên, cách đánh giá này gây ra những luồng dư luận trái chiều trong xã hội. Nhiều ý kiến cho rằng đây là cách đánh giá nhân văn, “cháu nào cũng có quà” tạo sự phấn khích học tập. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cũng cho rằng, cách đánh giá trên không thực chất, không đánh giá đúng trình độ học sinh.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Dương Tùng ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN