Bộ luật hình sự đầu tiên ở Việt Nam ra đời vào năm nào?
Vị vua này đặc biệt chú ý đến việc ban hành luật pháp để giữ kỷ cương nề nếp. Năm 1042, vua cho ban hành bộ luật để dân chúng yên ổn làm ăn, sinh sống. Trong đó, ông đặc biệt chú trọng đến phần luật hình sự, chuyên dùng xét xử những kẻ mắc trọng tội.
Vị vua nào ban hành bộ luật hình sự đầu tiên ở Việt Nam?
Lý Thái Tông
Trần Nhân Tông
Lê Thánh Tông
Câu trả lời đúng là đáp án A:
Vua Lý Thái Tông (1000 – 1054) là vị hoàng đế thứ hai của triều đại Nhà Lý, cai trị trong 26 năm (1028–1054). Ông được đánh giá là một vị hoàng đế tài giỏi, thời đại của ông được xem là khởi đầu sự thịnh vượng của Nhà Lý. Lý Thái Tông tên thật là Lý Phật Mã, là con trưởng của Lý Thái Tổ, được mô tả uy dũng hơn người, bách chiến bách thắng, trải qua Loạn Tam vương mà lên ngôi, công danh rạng rỡ. Đế củng cố quyền lực cho Nhà Lý, bên trong dùng chính sách hòa thân, gả công chúa cho các quan Châu mục, bên cạnh đó còn dẹp loạn đảng làm phản như loạn họ Nùng; bên ngoài đánh được Chiêm Thành, công tích đánh dẹp uy nghi, tiền đề cho các đời sau phát triển phồn thịnh. Trước kia, việc kiện tụng trong nước phiền nhiễu, quan lại câu nệ luật văn, cốt làm cho khắc nghiệt, khiến nhiều người bị xử oan. Vua lấy làm thương xót liền sai người định lại luật lệ, chia ra các loại, biên thành điều khoản, in thành sách. Sách in xong xuống chiếu ban hành ra toàn dân ngay. Kể từ năm 1042, nước Việt Nam đã có bộ luật cụ thể. Nhờ vậy, việc xử án được ngay thẳng, rõ ràng.
Bộ luật do vị vua này ban hành có tên là gì?
Luật Hồng Đức
Hình thư
Quốc triều hình luật
Câu trả lời đúng là đáp án B:
Bộ luật Hình thư năm 1042 được xem là bộ luật đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Việc ban hành bộ luật Hình thư được đánh giá là một cột mốc quan trọng trong lịch sử lập pháp nước ta. Về mặt văn bản, Bộ luật này không còn bản gốc nhưng nội dung của nó còn được ghi chép lại trong sử cũ. Căn cứ vào những ghi chép trong Đại Việt sử ký toàn thư thì Hình thư là một sưu tập luật lệ có tính pháp điển. Đến nay, lịch sử Việt Nam ghi nhận 4 bộ luật của các nhà nước phong kiến bao gồm: Hình thư của nhà Lý, Quốc triều hình luật của nhà Trần, Luật Hồng Đức của nhà Lê và Hoàng Việt luật lệ của nhà Nguyễn. Ngoài những quy định về quản lý đất đai, mua bán tài sản, tổ chức quân đội,… Bộ luật Hình thư do nhà Lý biên soạn và ban hành còn nêu biện pháp trừng trị đối với hành vi có tính chất đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, tương ứng với luật hình sự ngày nay.
Theo bộ luật này, những kẻ mắc tội gì sẽ bị xem xét tử hình?
Tội giết người
Tội phản quốc
Tội thập ác
Câu trả lời đúng là đáp án C:
Song song với việc ban hành bộ luật Hình thư, vua Lý Thái Tông cũng nêu các quy định về biện pháp chuộc tội, giảm nhẹ án. Tuy nhiên, những kẻ mắc vào nhóm tội thập ác có thể sẽ bị tử hình và không được xem xét ân xá. Nhóm tội này bao gồm các hành vi phạm pháp như: giết người, phản quốc, dâm ô,…
Theo bộ luật này, những đối tượng nào sau khi phạm pháp có thể được ân xá và chuộc tội bằng tiền?
Người già trên 70 tuổi, trẻ em dưới 15 tuổi
Nhà sư
Quan chức
Câu trả lời là đáp án A:
Vua Lý Thái Tông cho phép người già trên 70 tuổi, trẻ em dưới 15 tuổi, người tàn tật, thân nhân của vua, người từng có công với triều đình có thể chuộc tội bằng tiền. Riêng những kẻ phạm vào tội thập ác sẽ bị xử chém và không được ân xá.
Theo bộ luật này có đề cập tới vấn đề xét xử tội tham ô, hối lộ sẽ chịu hình phạt nặng nhất là gì?
Phạt trượng và gia thêm khổ sai 5 năm
Phạt trượng và gia thêm khổ sai 10 năm
Phạt trượng và gia thêm khổ sai 15 năm
Câu trả lời là đáp án B:
Bộ luật này có đề cập tới vấn đề xét xử tội tham ô, hối lộ. Đại Việt sử ký toàn thư ghi chép: Vào năm Quý Mùi (1043), vua đã xuống chiếu cho Quyến khố ty (ty coi việc kho lụa) “ai nhận riêng một thước lụa của người thì xử 100 trượng, từ 1 tấm đến 10 tấm trở lên thì phạt trượng theo số tấm, gia thêm khổ sai 10 năm”.
Theo bộ luật này, binh lính bỏ trốn, đào ngũ sẽ chịu hình phạt nặng nhất là gì?
Phạt đánh
Đi đày
Xử chém
Câu trả lời là đáp án A:
Năm 1043, vua xuống chiếu rằng quân sĩ bỏ trốn quá 1 năm sẽ bị xử 100 trượng, thích vào mặt 50 chữ, chưa đến 1 năm thì được xử nhẹ hơn. Kẻ nào biết ăn năn, quay lại sẽ được cho giữ vị trí cũ. Quân sĩ không theo xa giá cũng bị xử trượng như vậy và thích vào mặt 10 chữ.
Theo chính sử chép lại, ngay từ khi ra đời, vua Lý Thái Tông đã có những điềm báo mệnh đế. Điều này đúng hay sai?
Đúng
Sai
Câu trả lời đúng là đáp án A:
Đại Việt sử ký toàn thư ghi: “Khi vua mới sinh, ở phủ Trường Yên có con trâu của nhà dân tự nhiên thay sừng khác, người ấy cho là điềm không lành, lấy làm lo. Có người giỏi chiêm nghiệm đi qua nhà ấy cười mà nói: Đó là điềm đổi mới, can dự gì đến nhà anh người ấy mới hết lo”. Cũng theo chính sử này, vua có 7 cái nốt ruồi sau gáy tụ lại như chòm sao Thất Tinh - Bắc Đẩu. Sao Bắc Đẩu là chòm sao sáng nhất tại bán cầu Bắc, tượng trưng cho ngôi vua theo quan niệm lý số đời xưa. Khi còn nhỏ, Lý Phật Mã thường cùng đám trẻ chơi đùa, có thể sai bảo được chúng đi dàn hầu trước sau và hai bên như nghi vệ các quan theo hầu vua. Lý Công Uẩn, bấy giờ đang làm Điện tiền chỉ huy sứ của nhà Tiền Lê, thấy thế vui lòng, nhân nói đùa rằng “Con nhà tướng nên bắt chước việc binh lính, dùng gì nghi vệ theo hầu”. Nghe cha nói, Lý Phật Mã trả lời: “Nghi vệ theo hầu có xa gì với con nhà làm tướng? Nếu xa thì sao ngôi vua không ở họ Đinh mãi mà lại sang họ Lê, do ở mệnh trời thôi”. Thấy con còn nhỏ đã có chí khí của bậc quân vương, Lý Công Uẩn lấy làm ngạc nhiên lắm, từ đấy càng yêu quý Phật Mã. Khi Lý Công Uẩn lên ngôi liền lập Lý Phật Mã làm thái tử. Đại Việt sử ký toàn thư chép hai sự kiện chứng minh việc Lý Phật Mã lên ngôi là "ý trời". Thứ nhất là năm 1020, Lý Phật Mã đem quân đánh Chiêm Thành, đến núi Long Tỵ (Quảng Bình) xuất hiện rồng vàng hiện ở thuyền ngự. Lần ấy, Lý Phật Mã đánh tan quân Chiêm, bắt được tướng đem về. Thứ hai là năm 1027, Lý Phật Mã lấy áo ngự ban cho đạo sĩ Trần Tuệ Long ở quán Nam Đế. Đêm ấy, ánh sáng rọi khắp quán. Tuệ Long kinh ngạc trở dậy xem thì thấy rồng vàng hiện ở mắc áo. Đại Việt sử ký toàn thư bình rằng: “Các việc ấy đều là mệnh trời, đến đây đều thấy phù hợp cả”.
Công trình nào ở Hà Nội ngày nay được dựng bởi vua Lý Thái Tông?
Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Tháp Báo Thiên
Chùa Một Cột
Câu trả lời là đáp án C:
Vua Lý Thái Tông cho dựng chùa Diên Hựu (chùa Một Cột ở Hà Nội ngày nay). Sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi mùa đông tháng 10 năm Kỷ Sửu (1049), vua cho dựng chùa Diên Hựu. Trước đây, vua chiêm bao thấy Phật Quan Âm ngồi trên tòa sen, dắt vua lên tòa. Khi tỉnh dậy, vua đem chuyện ấy nói với bề tôi, có người cho là điềm không lành. Có nhà sư Thiền Tuệ khuyên vua làm chùa, dựng cột đá ở giữa ao làm tòa sen của Phật Quan Âm, giống như đã trông thấy trong mộng, cho các nhà sư lượn xung quanh tụng kinh cầu cho vua sống lâu. Vì thế gọi là chùa Diên Hựu.
Bạn hãy tiếp tục tìm hiểu về lịch sử dân tộc nhé!
Sau khi lên ngôi hoàng đế và lãnh đạo nhân dân đánh tan quân Thanh xâm lược, vị vua này bắt đầu triển khai các chiến lược nhằm ổn định kinh tế, xã hội nước nhà. Tín bài...
Nguồn: [Link nguồn]Nguồn: [Link nguồn]