78% học sinh VN bị bạo lực giới: Hủy hoại nòi giống

“Trẻ bị bạo lực giới dẫn đến quan hệ tình dục sớm, hủy hoại sức khỏe, hủy hoại nòi giống”, TS. Vũ Thu Hương cảnh báo.  

Khảo sát của Tổ chức Phát triển Nhân đạo Quốc tế (Plan) tại Việt Nam cho thấy, 78% số học sinh phải chịu ít nhất một hình thức bạo lực giới tại trường học.

TS. Vũ Thu Hương, giảng viên Khoa Giáo dục tiểu học, Đại học Sư phạm Hà Nội đánh giá, con số 78% học sinh chịu bạo lực giới tại trường học gây nhiều hệ lụy cho trẻ khi trưởng thành.

78% học sinh VN bị bạo lực giới: Hủy hoại nòi giống - 1

TS. Vũ Thu Hương, giảng viên Khoa Giáo dục tiểu học, Đại học Sư phạm Hà Nội

Bà Hương lý giải, trẻ Việt Nam không được phát triển giới tính đầy đủ. Trẻ bị bạo lực sẽ có tâm lý lo lắng, sợ hãi. Tâm lý không được giáo dục giới tính khiến trẻ dễ bị bạo lực giới. Thực tế, số học sinh sinh con hiện nay rất lớn, cứ 1000 trẻ em Việt Nam, có 47 cháu sinh em bé. Trẻ từ nhỏ có tiếp xúc giới dẫn đến quan hệ tình dục sớm, bệnh thế kỷ, hủy hoại sức khỏe và khả năng phát triển nòi giống.

“Hiện nay giáo dục giới tính ở Việt Nam còn quá coi nhẹ. Cha mẹ, người lớn cho rằng, động đến vấn đề đấy là vẽ đường cho hươu chạy. Nhiều bố mẹ chăm bẵm con quá nhiều và nghĩ tuổi 13,14, miệng còn hôi sữa, trẻ không thể làm chuyện người lớn và không quan tâm đến phát triển giới tính là quan niệm sai lầm”, bà Hương cho hay.

Bà Hương cho rằng, các hành động cố ý tẩy chay một người nào đó; đánh giá về ngoại hình, tôn giáo, điều kiện gia đình; gán ghép tên gọi dựa trên ngoại hình hoặc gia cảnh; bắt phạt đứng trong góc lớp hoặc bên ngoài lớp học; bị nhốt trong lớp; sỉ nhục thông qua ngôn ngữ xúc phạm sẽ ảnh hưởng nặng đến sự phát triển tâm sinh lý của lứa tuổi.

“Những ảnh hưởng tâm lý liên quan đến tinh thần sẽ để lại ấn tượng xấu trong tâm trí của từng người”, bà Hương nói.

TS Vũ Thu Hương chia sẻ: “Bản thân tôi cũng trải qua bạo lực tinh thần hồi nhỏ, các thầy cô mắng mỏ, bêu tên. Từ đó tôi là một học sinh nhút nhát, sợ hãi. Tôi sợ hãi đến nỗi khi học đại học rồi mình vẫn còn nhút nhát, không dám thể hiện mình”.

TS Vũ Thu Hương cảnh báo, áp lực tinh thần gây ra sự hung bạo chứ không đơn giản là tác động về mặt tâm lý. Từ áp lực tinh thần, đứa trẻ có xu hướng bạo lực.

“Đứa trẻ sống trong môi trường bạo lực, lớn lên không muốn lấy chồng, lấy vợ”, TS Vũ Thu Hương nhấn mạnh.

Theo bà Hương, giáo viên, cha mẹ học sinh nên tổ chức buổi tư vấn giáo dục giới tính cho trẻ. Hướng dẫn giáo dục giới tính cho học sinh, cần làm cho đứa trẻ biết cần làm gì trước nguy cơ bạo lực đồng thời hướng dẫn cho con.

Ông Nguyễn Hiệp Thống, phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cũng thừa nhận, hiện nay rất nhiều học sinh đã và đang phải chịu bạo lực giới tại trường học và gia đình.

“Bạo lực giới không chỉ ảnh hưởng tới thể chất mà còn ảnh hướng tới tinh thần, cuộc sống và tương lai của trẻ”, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội nói.

Theo ông Thống, đưa giáo dục về bình đẳng giới vào chương trình học của học sinh là rất cần thiết. Học sinh mong muốn chấm dứt bạo lực giới và nâng cao nhận thức của tất cả bạn bè, thầy cô và phụ huynh về nguyên nhân và ảnh hưởng của bạo lực giới đối với học sinh.



Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN