Video: Lịch sử "sống lại" trong phim siêu anh hùng Watchmen
Bộ phim Watchmen ngay sau khi công chiếu nhận được nhiều sự tán thành từ các nhà phê bình.
Watchmen bộ phim siêu anh hùng dựa trên bộ truyện cùng tên của tác giả Alan Moore, ông cũng là tác giả của bộ truyện nổi tiếng V for Vendetta. Các giới xuất bản truyện tranh và báo chí đều đánh giá cao Watchmen, và giới phê bình cjho rằng đây là tác phẩm hàng đầu của truyện tranh Mỹ.
Siêu anh hùng Dr. Manhattan có khả năng phân thân
Bộ truyện được chuyển thể thành bộ phim cùng tên của đạo diễn Zack Snyder, công chiếu vào tháng 3, năm 2009. Nội dung bộ phim xoay quanh một nhóm gồm 6 siêu anh hùng hết thời đã “rửa tay gác kiếm”. Tuy nhiên trước tình hình đất nước nhiều rối ren, các anh hùng tập hợp lại và giúp nước Mỹ ổn định hơn.
Trong đó, siêu anh hùng Dr. Manhattan có năng lực mạnh nhất, anh có khả năng phân thân và dịch chuyển nhanh trong không gian. Nhờ có Dr. Manhattan, các anh hùng đoàn kết lại để bảo vệ người dân tại Mỹ.
Các siêu anh hùng trong Watchmen: The Comedian, Silk Spectre II, Dr. Manhattan, Ozymandias, Nite Owl II, and Rorschach.
Bối cảnh chính của Watchmen là xã hội đương đại đầu thập niên 1980 khi nước Mỹ bước ra khỏi chiến tranh Việt Nam. Do đó trong phần mở đầu của phim, một loạt các sự kiện lịch sử đặc biệt xuất hiện.
Dưới đây là đoạn mở đầu của phim Watchmen, bên cạnh giới thiệu các nhân vật siêu anh hùng, một loạt sự kiện lịch sử được tái hiện.
Video mở đầu của bộ phim siêu anh hùng Watchmen
Cảnh trong phim tái hiện lại sự kiện nước Mỹ vui mừng khi chiến tranh thế giới thứ II kết thúc
Bức ảnh do nhiếp ảnh gia Alfred Eisenstaedt chụp tại Quảng Trường Thời Đại ngày 14.08.1945. Một chàng thủy thủ hôn nữ y tá khi chiến tranh thế giới II kết thúc.
Một cảnh khác trong phim tái hiện lại lịch sử khi người dân Mỹ phản đối chiến tranh Việt Nam tại Lầu Năm góc
Bức ảnh lịch sử này tên là "Sức mạnh của bông hoa" chụp ngày 21.10.1967. Cô gái tên Jan Rose Kasmir, 7 tuổi, đang phản đối Mỹ tấn công Việt Nam tại Lầu Năm Góc
Sự kiện nhà sư Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm
Tấm ảnh của nhà báo Malcolm Browne chụp Hòa thượng Thích Quảng Ðức tự thiêu. Một bức ảnh tương tự đã được trao "Ảnh báo chí của năm" vào năm 1963.