Giao thừa lặng lẽ ở Quảng trường Thời đại
New York - thành phố biểu tượng của nước Mỹ - bước sang năm mới 2021 khi mà lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ, người dân nơi đây và khắp nơi trên thế giới không được chứng kiến hình ảnh giao thừa với hàng chục nghìn người đắm chìm trong tiếng nhạc, vui mừng ôm hôn lẫn nhau và cùng nhau đếm ngược trước thời khắc bước sang năm mới tại Quảng trường Thời đại
Trình diễn pháo hoa và máy bay không người lái ở London (Anh) trong đêm giao thừa. Ảnh: PA
Cảnh sát tuần tra để hạn chế đám đông tụ tập. Ảnh: Getty
Ảnh: Daily Mirror
Ảnh: Mirror
Thành phố Omsk (Nga) đón năm mới. Ảnh: Reuters
Vì lãnh thổ trải khắp 11 múi giờ, nên có nhiều khu vực của nước Nga đã bước sang năm mới khi đồng hồ ở Moscow vừa điểm 0h. Theo Euronews, màn pháo hoa mừng năm mới của Moscow bị ảnh hưởng bởi mây dày đặc.
Pháo hoa ở Quảng trường Đỏ (Moscow, Nga). Ảnh: EPA
Cặp đôi người Nga trao nhau nụ hôn đúng khoảnh khắc giao thừa. Ảnh: EPA
Pháo hoa trên sông Nile (Cairo, Ai Cập). Ảnh: Reuters
Tại Dubai (Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất), đám đông đeo khẩu trang đã tập trung dọc bờ biển Jumeirah để xem màn trình diễn pháo hoa từ tòa nhà Burj Khalifa cao nhất thế giới.
Pháo hoa ở Athens (Hy Lạp). Ảnh: Getty
Hơn 25.000 quả pháo hoa đã thắp sáng bầu trời thủ đô Bangkok (Thái Lan) khi đồng hồ điểm 0h.
Màn trình diễn pháo hoa có kết hợp nhạc sống từ dàn nhạc Thailand Philharmonic Orchestra, mang thông điệp về một tương lai tốt đẹp cho Thái Lan và cho cả thế giới.
Người dân Thượng Hải (Trung Quốc) đón năm mới. Ảnh: Reuters
Một hình nộm virus corona bị đốt cháy trong ngày đầu năm mới ở Mumbai (Ấn Độ). Ảnh: Reuters
Người dân đi lễ đầu năm ở Tokyo (Nhật Bản). Ảnh: Reuters
Sự kiện đón năm mới ở thủ đô Seoul (Hàn Quốc). Ảnh: Reuters
Ảnh pháo hoa mừng năm mới ở Hồ Hoàn Kiếm (Việt Nam) trên báo nước ngoài. Ảnh: Reuters
Một cặp đôi cụng ly mừng năm mới ở Kyiv (Ukraine). Ảnh: Reuters
Người Ukraine tụ tập đón năm mới ở trung tâm thủ đô Kyiv. Ảnh: Reuters
Màn trình diễn ánh sáng ấn tượng tại Cổng Brandenburg (Berlin, Đức). Ảnh: Reuters
Ảnh: Reuters
Người dân Serbia nhảy múa mừng năm mới ở thành phố Belgrade. Ảnh: Reuters
Đại lộ Champs Elysees (Paris, Pháp) vắng lặng vì người dân bị cấm tụ tập. Ảnh: Reuters
Anh chính thức rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), chấm dứt 48 năm làm thành viên của khối, sau khi giai đoạn chuyển tiếp Brexit hết hiệu lực vào 23h giờ địa phương (6h sáng 1/1/2021 theo giờ Hà Nội). Trong ảnh là màn pháo hoa trên Cầu Tháp bắc qua sông Thames ở thủ đô London. Ảnh: Reuters
Hầu hết các nước châu Âu đã đón chào năm mới 2021, dù nhiều hoạt động ăn mừng đã bị hủy bỏ.
Giống như nhiều nơi khác trên thế giới, người Đức buộc phải đón năm mới trong nhà để hạn chế sự lây lan vì COVID-19. Các cửa hàng, nhà hàng, quán bar đã bị đóng cửa.
Đức cấm bán pháo hoa trước giao thừa, nhưng điều đó không ngăn được nhiều gia đình bắn pháo bông chui để ăn mừng lúc nửa đêm.
Quảng trường Thời đại rất khác thời COVID-19
Con phố dẫn vào Quảng trường Thời đại trước thời khắc năm mới 2021. Ảnh: Reuters New York - thành phố biểu tượng của nước Mỹ - bước sang năm mới 2021 khi mà lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ, người dân nơi đây và khắp nơi trên thế giới sẽ không được chứng kiến hình ảnh giao thừa với hàng chục nghìn người đắm chìm trong tiếng nhạc, vui mừng ôm hôn lẫn nhau và cùng nhau đếm ngược trước thời khắc bước sang năm mới tại Quảng trường Thời đại.
Anh rời Liên minh châu Âu
Khi đồng hồ chạm mốc 0 giờ ngày 1/1/2021 ở Brussels (Bỉ), đây không chỉ là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới mà đây còn là cột mốc quan trọng đối với Anh và Liên minh châu Âu (EU).
Như vậy quá trình chuyển tiếp Brexit đã khép lại, Anh chính thức rời khỏi EU, tuy nhiên thỏa thuận thương mại mà hai bên vừa đạt được sẽ có hiệu lực từ hôm nay.
Trước đó, trong thông điệp Năm mới được phát sóng trên truyền hình chỉ vài giờ trước khi kết thúc quá trình chuyển tiếp, Thủ tướng Anh Boris Johnson nhấn mạnh rằng Anh “đã nắm được sự tự do trong tay và có thể toàn quyền quyết định việc tận dụng cơ hội một cách tốt nhất”.
Nỗi lo mang tên COVID-19
Tính đến 8 giờ 30 phút ngày 1/1 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 83.771.412 ca mắc COVID-19, trong đó có 1.824.387 ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh là 59.307.628 người.
Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vẫn là Mỹ với 353.886 ca tử vong trong tổng số 20.429.667 ca nhiễm. Tiếp đó là Ấn Độ với 149.018 ca tử vong trong số 10.286.329 ca bệnh. Brazil đứng thứ 3 với 194.976 ca tử vong trong số 7.675.973 bệnh nhân.
Xét theo khu vực, châu Âu đang là tâm dịch của thế giới với hơn 23,6 triệu ca mắc COVID-19, trong đó có hơn 543.687 ca tử vong.
Nguồn: [Link nguồn]
Trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn đang lan tràn mạnh mẽ, hầu hết các thành phố lớn trên thế giới đã phải hủy bỏ màn...