DANH MỤC

Năm 2020 có thể nói là "không thể quên" với thiếu gia của Tập đoàn xây dựng Hòa Bình Lê Viết Hiếu khi chính thức tiếp nhận chức "ghế nóng" từ cha mình. Theo đó, vào ngày 24/11/2020, ông Lê Viết Hải, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC) đã chính thức làm lễ chuyển giao vị trí Tổng Giám đốc điều hành doanh nghiệp cho con trai mình - ông Lê Viết Hiếu.

Đây được xem là một trong những bước chuyển giao quan trọng cho thế hệ lãnh đạo mới của HBC kể từ khi thành lập vào năm 1987 đến nay, đánh dấu sự chuyển giao của thế hệ sáng lập cho thế hệ lãnh đạo thứ hai.

Có nhiều nguyên nhân khiến ông Lê Viết Hải chuyển giao quyền lực thời điểm đó như: thực hiện theo quy định tại Nghị định 71/2017/NĐ-CP, hướng dẫn về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng; HBC phải tái cấu trúc lại hệ thống để thực hiện mục tiêu của giai đoạn mới...

“Con vua rồi lại làm vua”, khi quý tử nhà tỷ phú chính thức ngồi lên “ghế nóng” - 7

Với quyết định chuyển giao quyền lực, ông Lê Viết Hải, người sáng lập tập đoàn sẽ thôi kiêm nhiệm chức vụ tổng giám đốc sau hơn 30 năm điều hành HBC và vẫn giữ vị trí Chủ tịch HĐQT công ty.

Theo cơ cấu cổ đông HBC, ông Lê Viết Hải hiện sở hữu hơn 37 triệu cổ phiếu, tương ứng 16,05% vốn của HBC. Tân Tổng giám đốc Lê Viết Hiếu sở hữu hơn 1 triệu cổ phiếu. Ông Hải và gia đình hiện đang nắm giữ hơn 20% cổ phần tại Hòa Bình.

“Con vua rồi lại làm vua”, khi quý tử nhà tỷ phú chính thức ngồi lên “ghế nóng” - 8

“Con vua rồi lại làm vua”, khi quý tử nhà tỷ phú chính thức ngồi lên “ghế nóng” - 9

Đỗ Vinh Quang - con trai thứ hai của gia đình ông Đỗ Quang Hiển – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn T&T và Ngân hàng SHB gần đây đã bước ra “ánh sáng” như một lời khẳng định chắc nịch: Sẵn sàng cho một sự chuyển giao quyền lực với vai trò là người đồng thừa kế một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân lớn nhất Việt Nam.

Theo đó, trong giai đoạn quý 1/2020, ông Đỗ Vinh Quang đã mua thành công 35,9 triệu cổ phiếu SHB của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB) theo phương thức khớp lệnh trên sàn. Theo ước tính, số tiền tối đa cậu quý tử thứ hai nhà “bầu” Hiển bỏ ra để sở hữu lượng cổ phiếu nói trên khoảng 224 tỷ đồng (tính theo thị giá trung bình của cổ phiếu SHB tại thời điểm này).

“Con vua rồi lại làm vua”, khi quý tử nhà tỷ phú chính thức ngồi lên “ghế nóng” - 11

Với việc sở hữu 35,9 triệu cổ phiếu SHB, Đỗ Vinh Quang đã vượt qua Chủ tịch SHB để trở thành cổ đông nắm giữ lượng cổ phiếu lớn hơn. Hiện ông Đỗ Quang Hiển chỉ sở hữu 30,69 triệu cổ phiếu SHB, tương đương 1,75% lượng cổ phiếu lưu hành của ngân hàng này. Nhờ đó, đến thời điểm hiện tại con trai Đỗ Vinh Quang đã “vượt mặt” bố mình khi vượt lên trên danh sách những người giàu nhất trên sàn chứng khoán với vị trí số 114 (với tổng tài sản vào khoảng hơn 621 tỷ đồng) và ông Đỗ Quang Hiển xếp ở vị trí số 117 (với khối tài sản hơn 582 tỷ đồng).

Trong số 4 thành viên của gia đình ông Hiển, cũng chỉ có hai bố con ông trực tiếp sở hữu cổ phần tại SHB.

Không chỉ chính thức trở thành cổ đông của SHB, chàng trai 25 tuổi này còn được ông Đỗ Quang Hiển giao trọng trách làm Chủ tịch CLB Bóng đá Hà Nội, một CLB mạnh hàng đầu V-League và sở hữu nhiều cầu thủ chủ chốt trong đội hình đội tuyển bóng đá quốc gia và U23 quốc gia.

Số cổ phiếu và tài sản của hai cha con Đỗ Quang Hiển và Đỗ Vinh Quang thời điểm cuối năm 2019 và hiện tại:

Năm 2019: Đỗ Vinh Quang: Tài sản: 0 đồng;
Đỗ Quang Hiển: Tài sản: 215 tỷ đồng;
 
Năm 2020: Đỗ Vinh Quang: Tài sản: 621 tỷ đồng; số cổ phiếu: 35,9 triệu cổ phiếu SHB;
Đỗ Quang Hiển: Tài sản: 528 tỷ đồng; số cổ phiếu: 33 triệu cổ phiếu SHB và 593 nghìn cổ phiếu SHS;

“Con vua rồi lại làm vua”, khi quý tử nhà tỷ phú chính thức ngồi lên “ghế nóng” - 12

“Con vua rồi lại làm vua”, khi quý tử nhà tỷ phú chính thức ngồi lên “ghế nóng” - 13

Luôn là một tỷ phú kín tiếng trong chuyện gia đình thế nên lần đầu tiên con trai tỷ phú Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát, xuất hiện trước công chúng bởi "lý do pháp luật" đã gây chú ý lớn trong giới đầu tư. Theo đó, trong 40 ngày, kể từ 17/3 đến 24/4, ông Trần Vũ Minh đã bỏ ra khoảng 700 tỷ đồng để mua 40 triệu cổ phiếu HPG nhằm sở hữu 1,44% vốn điều lệ của Hòa Phát. Tính theo thị giá của cổ phiếu HPG ở thời điểm cuối tháng 12/2020, ông Trần Vũ Minh đang nắm giữ khối tài sản gần 2.000 tỷ đồng.

Không như nhiều ‘phú nhị đại’ khác tại Việt Nam, con trai ông Trần Đình Long – Chủ tịch thép Hòa Phát là Trần Vũ Minh vô cùng kín tiếng. Cho tới thời điểm hiện tại vẫn không thể tìm được tấm ảnh nào của cậu ấm này trên internet.

“Con vua rồi lại làm vua”, khi quý tử nhà tỷ phú chính thức ngồi lên “ghế nóng” - 15

Trước năm 2020, thậm chí rất ít người biết ông Trần Đình Long có con trai. Chỉ sau khi anh này bỏ rất nhiều tiền để mua cổ phiếu của Hòa Phát (HPG), nhằm vực dậy giá đang ở đáy của nó, thì mọi người phần nào đó mới biết anh là ai. Hiện ông Trần Vũ Minh còn là Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và đầu tư Đại Phong, doanh nghiệp đang sở hữu 1,3 triệu cổ phiếu HPG, tương đương 0,05% lượng cổ phiếu.

Theo hồ sơ đăng ký kinh doanh, thì Công ty Đại Phong được cấp giấy phép hoạt động từ năm 2016, hoạt động trong ngành dịch vụ tài chính, tư vấn quản lý, giới thiệu và xúc tiến thương mại…

Được biết, chàng thanh niên sinh năm 1996 này mới đi làm ở công ty của bố mình được 2 năm và vẫn là một nhân viên vật tư. Bên cạnh đó, cậu cũng tham gia một dự án về chuyển đổi số tại Hòa Phát.

Thế hệ thứ hai của Hòa Phát vẫn là những phó giám đốc, giám đốc tại các công ty con được đào tạo bài bản và gắn bó hơn chục năm nay. Còn con trai của những thành viên lãnh đạo Hòa Phát, nếu đủ độ chín, sẽ là thế hệ thứ ba tại Hòa Phát.

“Con vua rồi lại làm vua”, khi quý tử nhà tỷ phú chính thức ngồi lên “ghế nóng” - 16

“Con vua rồi lại làm vua”, khi quý tử nhà tỷ phú chính thức ngồi lên “ghế nóng” - 17

Dù hiện đã là “Tổng tài” một ngân hàng lớn - Ngân hàng Á Châu (ACB) nhưng ông Trần Hùng Huy vẫn luôn được nhớ đến là một thiếu gia “con vua rồi lại làm vua”.

Chủ tịch Trần Hùng Huy sinh năm 1978 trong gia đình có truyền thống làm ngân hàng, là con ông Trần Mộng Hùng – một trong những người sáng lập và giữ chức chủ tịch Ngân hàng ACB trong giai đoạn 1994 - 2008, còn mẹ là bà Đặng Thu Thủy cũng nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng trong nhà băng này. Ông Trần Hùng Huy tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành quản trị kinh doanh tại Đại học Chapman, Hoa Kỳ, năm 2002, tốt nghiệp Tiến sĩ kinh tế tại Đại học Golden Gate, Hoa Kỳ năm 2011.

Ngay từ khi còn chưa tốt nghiệp, ông Hùng Huy đã tham gia nội bộ lãnh đạo của ACB khi giữ chức chuyên viên nghiên cứu thị trường tài chính tại ACB từ năm 2002 và tới năm 2004 ông giữ chức vụ Giám đốc Marketing ngân hàng ACB. Lý do đằng sau việc ông Huy dù đã làm việc tại ACB trong vài năm nhưng vẫn "nặng lòng" với việc học là bởi ông cho rằng "lúc đó mình vẫn là nhân viên cấp thấp, chưa có áp lực nhiều nên thích học thêm".

“Con vua rồi lại làm vua”, khi quý tử nhà tỷ phú chính thức ngồi lên “ghế nóng” - 19

Năm 2012 sau "biến cố" bầu Kiên, ông Trần Hùng Huy bất ngờ đảm nhiệm vị trí ghế nóng Chủ tịch ACB khi mới chỉ 34 tuổi. Đến tháng 4/2013 ông chính thức được bầu làm chủ tịch ngân hàng này.

Hành trình tiếp quản sự nghiệp mà cha gây dựng của chủ tịch Trần Hùng Huy không êm đềm "cha truyền con nối" như nhiều người từng nghĩ. Giai đoạn ông Hùng Huy tiếp quản cương vị cao nhất cũng là lúc ACB đang gặp khủng hoảng nghiêm trọng.

Tuy nhiên, dưới dự trợ giúp của người cha là doanh nhân kì cựu cùng kinh nghiệm cá nhân đươc trau dồi sau nhiều năm học tập tại môi trường quốc tế, chủ tịch Hùng Huy đã đưa ACB từng bước thoát khỏi khủng hoảng chỉ sau 6 tháng ngồi vào vị trí lãnh đạo.

Đến năm 2020 có lẽ là năm “độ chín” trong sự điều hành của ông Trần Hùng Huy được thể hiện rõ nét nhất khi kết quả kinh doanh khá ấn tượng. Theo đó, lũy kế 9 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của ACB đạt 6.411 tỷ đồng, tăng 15,3%, bất chấp ngân hàng đã tăng mạnh chi phí dự phòng lên hơn 4 lần so với cùng kỳ. Theo ước tính mới đây của Công ty Chứng khoán SSI, năm 2020, ACB sẽ đạt tăng trưởng lợi nhuận trước thuế 5,4%. Sang năm 2021, mức tăng lợi nhuận có thể đạt 15%.

Hiện ông Huy đang nắm giữ hơn 74 triệu cổ phiếu ACB (tương đương hơn 3,42%). Nhờ đó, tổng tài sản trên sàn chứng khoán của vị Chủ tịch trẻ này đã cán mốc hơn 2.022 tỷ đồng và xếp thứ 44 danh sách những người giàu nhất trên sàn. Tổng tài sản của ông Trần Hùng Huy đã tăng tới hơn 723 tỷ đồng so với năm 2019 nhờ đà tăng trưởng của cổ phiếu ACB.

“Con vua rồi lại làm vua”, khi quý tử nhà tỷ phú chính thức ngồi lên “ghế nóng” - 20

“Con vua rồi lại làm vua”, khi quý tử nhà tỷ phú chính thức ngồi lên “ghế nóng” - 21

“Con vua rồi lại làm vua”, khi quý tử nhà tỷ phú chính thức ngồi lên “ghế nóng” - 22

Chủ Nhật, ngày 14/02/2021 13:00 PM (GMT+7)

Nguồn: [Link nguồn]

Theo Trung Nam ([Tên nguồn])