Tiểu hành tinh vừa phóng qua Trái đất có gì lạ?

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Theo NASA, một tiểu hành tinh có kích cỡ cao gấp ba lần tượng Nữ thần Tự do của Mỹ đã bay ngang Trái đất ngày 22/9.

Mô phỏng tiểu hành tinh 2021 NY1 bay ngang Trái đất của chúng ta hôm 22/9.

Mô phỏng tiểu hành tinh 2021 NY1 bay ngang Trái đất của chúng ta hôm 22/9.

Theo Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA, tiểu hành tinh này, được đặt tên là 2021 NY1, đã bay ngang qua hành tinh của chúng ta một cách vô hại, nhưng vẫn được coi là một Vật thể gần Trái đất (NEO) vì nó đi qua trong khoảng cách 193 triệu km so với Mặt trời.

Theo tiêu chuẩn đó, tiểu hành tinh 2021 NY1 tiếp cận tương đối gần cách Trái đất với khoảng cách khoảng 1.560.000 km hoặc tương đương bốn lần khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trăng.

Mặc dù các tiểu hành tinh như thế không đe dọa đến sự sống trên Trái đất, nhưng NASA vẫn giám sát tất cả các NEO nếu quỹ đạo của chúng có thể thay đổi trong tương lai để có thể hiểu rõ hơn các vụ va chạm với hành tinh của chúng ta.

Nghiên cứu các đặc điểm của NEO cũng có thể tiết lộ thông tin mới về thời kỳ đầu của hệ mặt trời, vì hầu hết các tiểu hành tinh là các mảnh đá có nguồn gốc từ thời điểm đó.

Tiểu hành tinh 2021 NY1 là một tảng đá có kích thước vừa phải. Thiên thạch tự do này đang bay trong không gian với tốc độ khoảng 33.800 km/giờ, nhanh hơn khoảng 27 lần tốc độ âm thanh.

Tiểu hành tinh này không phải là tiểu hành tinh tiếp xúc gần nhất với khu vực lân cận của chúng ta. Tiếp xúc Trái đất gần nhất phải kể đến tiểu hành tinh 2020 QG, bay ở độ cao chỉ 2.950 km trên Ấn Độ Dương vào ngày 16/8/2020.

Nguồn: [Link nguồn]

Thiên hà chứa Trái Đất bị thủng lỗ lớn

Các nhà thiên văn học đã phát hiện ra Per-Tau Shell, một lỗ rỗng khổng lồ ẩn nấp giữa các chòm sao Perseurs và Taurus, thuộc...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hà Thu (theo Live Science) ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN