Thiên hà chứa Trái Đất bị thủng lỗ lớn

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Các nhà thiên văn học đã phát hiện ra Per-Tau Shell, một lỗ rỗng khổng lồ ẩn nấp giữa các chòm sao Perseurs và Taurus, thuộc thiên hà chứa Trái Đất.

Theo Science Alert, đó là một khoảng rỗng hình cầu cách chúng ta 700 năm ánh sáng, xung quanh nó là những đám mây phân tử dày đặc bụi và khí lạnh, nơi các ngôi sao hình thành.

Bản đồ thiên hà chứa Trái Đất Milky Way hiển thị vị trí lỗ thủng - Ảnh: ESA/CfA

Bản đồ thiên hà chứa Trái Đất Milky Way hiển thị vị trí lỗ thủng - Ảnh: ESA/CfA

Theo nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà vật lý thiên văn Shmuel Bialy từ Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard-Smithsonian (CfA), có 2 giả thuyết dẫn đến sự hình thành "lỗ thủng" thiên hà.

Một là, một siêu tân tinh cực mạnh đã thoát ra khỏi lõi của một cấu trúc dạng bong bóng, đẩy khí ra bên ngoài thật mạnh mẽ đến nỗi tạo hành lỗ trống. Hai là, một loạt siêu tân tinh cổ đại xuất hiện trong vòng hàng triệu năm đã dần đục khoét vùng không gian này.

Per-Tau Shell, hay gọi đầy đủ là Peseur-Taurus Supershell, đã được phát hiện trong kho dữ liệu khổng lồ của Gaia, vệ tinh lập bản đồ vũ trụ của ESA (Cơ quan Vũ trụ châu Âu).

Ban đầu, các nhà khoa học tập trung vào vùng dày đặc các đám mây phân tử xung quanh, để rồi tình cờ phát hiện ra lỗ thủng. Ước tính thời gian nó được tạo thành vào khoảng 6-22 triệu năm về trước, tức khá "mới" vì khoảng thời gian đó chỉ là một khoảnh khắc đối với lịch sử vũ trụ.

Nghiên cứu vừa công bố trên The Astrophysical Journal Letters.

Nguồn: [Link nguồn]

Siêu tân tinh 10 tỷ năm tuổi sẽ tái xuất trên Trái đất

Các nhà nghiên cứu dự đoán, năm 2037 vũ trụ lại diễn ra một vụ nổ siêu tân tinh giống như vụ nổ chúng ta đã từng được...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN