Hai phi hành gia Mỹ 'mắc kẹt' trong không gian

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Hai phi hành gia của NASA đang bị mắc kẹt trên Trạm vũ trụ Quốc tế (ISS) khi tàu vũ trụ của họ - chiếc Boeing Starliner - tiếp tục gặp sự cố kỹ thuật.

Hai phi hành gia Suni Williams và Butch Wilmore. Ảnh: Getty Images

Hai phi hành gia Suni Williams và Butch Wilmore. Ảnh: Getty Images

Theo Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), hai phi hành gia Suni Williams và Butch Wilmore đến ISS vào ngày 6/6, ban đầu dự định chỉ ở lại một tuần.

Nhưng mới đây, NASA và Boeing thông báo rằng họ sẽ không thể quay trở lại Trái đất trước ngày 26/6, và các chuyên gia đang nỗ lực sửa chữa tàu vũ trụ.

Chiếc Boeing CST-100 Starliner đã gặp một số vấn đề cơ học trong lần phóng đầu tiên. Trên đường lên ISS, phi hành đoàn đã báo cáo sự cố liên quan đến 5 động cơ đẩy và 4 lỗ rò khí heli. Một lỗ rò khác được phát hiện sau đó.

Trước chuyến bay, Boeing cũng tuyên bố rằng trên tàu vũ trụ đã xảy ra một “vụ rò rỉ khí heli nhỏ” nhưng khẳng định đây không phải là “vấn đề an toàn quan trọng đối với chuyến bay” và có thể xử lý được.

Giám đốc Chương trình Phi hành đoàn Thương mại của NASA, Steve Stich, giải thích hôm thứ Ba (18/6) rằng lý do tạm dừng chuyến bay về Trái đất là do cơ quan này mong muốn “cho các nhóm chuyên gia thêm một chút thời gian để xem xét dữ liệu, thực hiện một số phân tích để đảm bảo rằng họ thực sự sẵn sàng về nhà".

Stitch cũng nhấn mạnh rằng NASA hiện không tính đến kịch bản trong đó hai phi hành gia không thể trở về Trái đất trên tàu Starliner. Chuyến bay trở về vốn được lên kế hoạch vào ngày 26/6, và địa điểm hạ cánh dự kiến là khu vực White Sands ở New Mexico. Nếu chuyến bay này không thành, thì có thể chuyến bay tiếp theo sẽ diễn ra một tuần sau, vào ngày 2/7.

Bất chấp việc bị trì hoãn, NASA cho biết phi hành đoàn tàu Boeing CST-100 Starliner vẫn cảm thấy tích cực và tận dụng thời gian này như một "cơ hội" để làm nhiều việc hơn.

Nguồn: [Link nguồn]

Đây là một phần trong bộ pin nặng 3 tấn của ISS lẽ ra đã bị đốt cháy hoàn toàn khi quay trở lại khí quyển.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Hạnh ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN