Đêm nay Việt Nam đón "siêu trăng sấm" với độ lớn kỷ lục

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Múi giờ của Việt Nam tạo điều kiện cực kỳ thuận lợi để quan sát siêu trăng sấm với độ tròn và độ lớn ngoạn mục, nhất là trong khoảnh khắc "ảo ảnh mặt trăng".

Theo tờ Space, siêu trăng sấm - trăng tròn tháng 7-2022 - sẽ đạt điểm gần Trái Đất nhất vào 9 giờ sáng ngày 13-7 theo giờ GMT, tức 16 giờ chiều 13-7 theo giờ Việt Nam; đạt được độ tròn tuyệt đối sau đó 9 giờ 38 phút, tương đương 1 giờ 38 phút sáng ngày 14-7 theo giờ Việt Nam.

Như vậy, siêu trăng sấm tối 13-7 ở Việt Nam vô tình rơi vào điểm giữa 2 mốc gần Trái Đất nhất và trong nhất, đồng nghĩa với việc người yêu thiên văn có vị trị cực kỳ thuận lợi để quan sát mặt trăng đặc biệt này đẹp hơn nhiều quốc gia ở châu lục khác.

Một siêu trăng mọc trên tiền cảnh là di tích Đền Poseidon ở Hy Lạp - Ảnh: AP

Một siêu trăng mọc trên tiền cảnh là di tích Đền Poseidon ở Hy Lạp - Ảnh: AP

Tại điểm gần Trái Đất nhất, trăng tròn tháng 7 sẽ chỉ cách Trái Đất 357.264 km, là khoảng cách ngắn kỷ lục của năm 2022, vì vậy siêu trăng sấm sẽ to một cách ngoạn mục.

Khi quan sát siêu trăng, khoảnh khắc đáng giá nhất là lúc hoàng hôn, các điều kiện quang học sẽ tạo nên hiện tượng "ảo ảnh mặt trăng" khiến siêu trăng còn to hơn thực tế, chưa kể bầu trời hoàng hôn sẽ góp phần vào cảnh tượng tuyệt đẹp.

Với thời điểm hoàng hôn cách thời điểm gần Trái Đất nhất không xa, người quan sát từ Việt Nam sẽ có cơ hội chứng kiến "siêu trăng sấm ảo ảnh" cực to và huyền ảo nếu thời tiết tốt. Cho dù trăng chưa đạt điểm tròn tuyệt đối nhưng bạn hoàn toàn sẽ không nhận thấy sự khác biệt khi quan sát bằng mắt thường.

Siêu trăng vốn không phải là một thuật ngữ thiên văn chính thống, mà gần như một dạng biệt danh được các nhà khoa học đặt cho các lần trăng tròn to bất thường, khi trăng vô tình tròn vào lúc nó ở khoảng 10% gần Trái Đất nhất trong quỹ đạo.

Trăng tròn tháng 7 được các quốc gia Âu - Mỹ gọi là "trăng sấm" hay "trăng mật", dự trên các hiện tượng tự nhiên phổ biến thường diễn ra vào thời điểm này trong năm.

Nguồn: [Link nguồn]

Hình ảnh đầu tiên từ kính viễn vọng không gian James Webb đã được công bố

NASA đã công bố hình ảnh đầu tiên của kính viễn vọng không gian James Webb về cụm thiên hà SMACS 0723.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN