Cách nhận biết và phòng tránh lừa đảo tài chính, giả danh ngân hàng

Lừa đảo tài chính là một hình thức lừa đảo phổ biến tại Đông Nam Á, chiếm tỉ lệ hơn 40% ở hầu hết các quốc gia trong khu vực.

Theo số liệu mới nhất từ Kaspersky, có đến 26,36% các nỗ lực lừa đảo tại Việt Nam vào tháng 4/2022 vừa qua liên quan đến tài chính nhắm vào ngân hàng, các hệ thống thanh toán và cửa hàng trực tuyến. Trong đó, lừa đảo thông qua các hệ thống thanh toán là trường hợp phổ biến nhất được Kaspersky phát hiện, chiếm 11,77% tổng số lừa đảo và hơn 44% trong số các loại lừa đảo tài chính.

Sự gia tăng các giao dịch trực tuyến tại Việt Nam trong thời kỳ đại dịch đã tạo điều kiện cho các trang mạo danh những hệ thống thanh toán phổ biến như Visa, Mastercard, PayPal,… phát triển.

1/4 các hoạt động lừa đảo tháng 4/2022 là nhắm vào tài chính. (Ảnh minh họa)

1/4 các hoạt động lừa đảo tháng 4/2022 là nhắm vào tài chính. (Ảnh minh họa)

Khi ngày càng có nhiều người dùng mua sắm trực tuyến, những nỗ lực lừa đảo nhắm vào các cửa hàng trực tuyến cũng ngày một tăng theo, chiếm khoảng 30% trong số những trường hợp lừa đảo tài chính. Các lừa đảo liên quan đến ngân hàng, như ví dụ bên dưới cho thấy một trang web mạo danh Vietcombank - một trong những hệ thống ngân hàng trực tuyến phổ biến nhất tại Việt Nam, chiếm 6,46% trong tổng số trường hợp lừa đảo.

Đáng chú ý, lừa đảo tài chính được ghi nhận là một hình thức lừa đảo phổ biến tại Đông Nam Á, chiếm tỉ lệ hơn 40% ở hầu hết các quốc gia trong khu vực này. Philippines là quốc gia có tỉ lệ tấn công tài chính cao nhất với 64,03%, tiếp theo là Thái Lan với 56,35%.

Trong khi đó, với 26,36%, Việt Nam có tỉ lệ bị tấn công tài chính thấp nhất so với các nước trong khu vực và thấp hơn nhiều so với tỉ lệ trung bình của Đông Nam Á (43,06%). "Tỉ lệ ấn tượng này có thể là nhờ nỗ lực của Việt Nam trong việc nâng cao nhận thức về an ninh tài chính và dữ liệu trong bối cảnh gia tăng của ngân hàng di động và ví điện tử trong khu vực", Kaspersky nhận định.

Một trang web lừa đảo giả danh Vietcombank.

Một trang web lừa đảo giả danh Vietcombank.

“Chúng ta đang chứng kiến sự gia tăng của những “siêu ứng dụng” trong khu vực. Đây là những ứng dụng di động kết hợp tất cả các chức năng tài chính phổ biến bao gồm ngân hàng điện tử, ví di động, mua sắm trực tuyến, bảo hiểm, đặt vé du lịch và thậm chí là đầu tư. Việc tập trung dữ liệu và tiền kỹ thuật số vào cùng một nơi có thể gây ra hậu quả lớn khi tác động của cuộc tấn công lừa đảo nổi lên với một tốc độ không thể lường trước được”, ông Yeo Siang Tiong - Tổng Giám đốc Kaspersky khu vực Đông Nam Á cảnh báo.

Siêu ứng dụng là một phương thức giúp các ngân hàng và nhà cung cấp dịch vụ truyền thống trở nên nổi bật hơn trong một ngành khá đông đúc. Trong khi họ cố gắng làm việc với các bên thứ ba và kết hợp các dịch vụ của mình vào trong một ứng dụng di động, phạm vi tấn công sẽ được mở rộng, đồng thời tạo nhiều cơ hội hơn cho các cuộc tấn công độc hại.

Một viễn cảnh có thể xảy ra khi một ứng dụng có tất cả các thông tin tài chính chi tiết của người dùng, một liên kết lừa đảo đơn giản yêu cầu thông tin đăng nhập của người dùng có thể xâm phạm tất cả các dữ liệu có sẵn trong ứng dụng. Điều này làm gia tăng những tác hại có thể có của mối đe doạ này. 

“Mục tiêu chính của tội phạm mạng là tiền, vì vậy điều quan trọng là các ngân hàng, nhà phát triển ứng dụng và nhà cung cấp dịch vụ phải tích hợp an ninh mạng ngay từ khi bắt đầu phát triển ứng dụng. Chúng tôi cho rằng tin tặc sẽ nhắm vào sự phát triển của các “siêu ứng dụng” cả về cơ sở hạ tầng lẫn người dùng thông qua các cuộc tấn công phi kỹ thuật”, ông Yeo cho biết thêm.

Theo ông Yeo, trong khi hầu hết các công ty tài chính đều có hệ thống an ninh để bảo vệ khách hàng khỏi các hoạt động đáng ngờ thì sự thật là chúng ta vẫn nên phòng bệnh hơn chữa bệnh, đồng thời chủ động thực hiện nhiều biện pháp ở cả cấp độ cá nhân và ngân hàng.

Một số điểm nhận biết lừa đảo và cách phòng tránh:

Không phản ứng: Những lời nhắc trả lời tin nhắn có nội dung như “HỦY ĐĂNG KÝ” hay “NGỪNG DỊCH VỤ” có thể là một mẹo để xác định các số điện thoại đang hoạt động. Những kẻ tấn công dựa vào sự tò mò hoặc lo lắng của người dùng về tình hình hiện tại, nhưng chúng ta có thể chọn cách cần hành động gì.

Tránh sử dụng bất kỳ liên kết hoặc thông tin liên hệ nào trong email hoặc tin nhắn: Hãy truy cập trực tiếp vào các kênh liên hệ nếu có thể. Hơn nữa, các thông báo khẩn cấp có thể được xác minh trực tiếp trên các tài khoản trực tuyến hoặc thông qua đường dây trợ giúp chính thức trên điện thoại.

Để ý các lỗi chính tả và các ký tự lạ trong văn bản: Một số kẻ đe doạ thực sự gặp khó khăn trong việc sử dụng tiếng Anh hoặc một số lỗi được cố tình mắc phải (chẳng hạn như sử dụng số để thay thế cho một số chữ cái nhất định, ví dụ: “Bank L0an” thay vì “Bank Loan”) nhằm vượt qua các bộ lọc thư rác.

Cẩn thận trước tin nhắn khẩn cấp: Bản chất của email và tin nhắn là chúng thường được đọc khi đang di chuyển, khi một người bị phân tâm hoặc đang vội vàng và do đó khiến họ mất cảnh giác. Trước các đề nghị có những dấu hiệu cảnh báo về khả năng lừa đảo, hãy bình tĩnh và xử lý chúng một cách cẩn thận.

Nguồn: [Link nguồn]

5 ứng dụng độc hại bạn nên gỡ bỏ ngay lập tức

Mới đây, các nhà nghiên cứu bảo mật tại Dr. Web đã phát hiện 5 ứng dụng độc hại trên Google Play, ảnh hưởng đến hàng triệu người dùng điện thoại.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Phạm ([Tên nguồn])
Internet và những hiểm họa khôn lường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN