"Bóng ma" 10 tỉ năm trước vượt thời gian, sắp xuất hiện trên bầu trời Trái Đất

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Sự "nghịch ngợm" của cụm thiên hà MACS J0138 đã bẻ cong, nhân bản ánh sáng từ vụ nổ siêu tân tinh cổ đại, khiến "bóng ma" của nó có cơ hội xuất hiện nhiều lần trên bầu trời Trái Đất.

Theo nghiên cứu vừa công bố trên Nature Astronomy, siêu tân tinh Requiem, tia sáng mờ nhạt từ vụ bùng nổ cuối cùng của một ngôi sao chết 10 tỉ năm trước, sắp có một chuyến du hành thời gian ngoạn mục để xuất hiện trở lại trên bầu trời Trái Đất vào năm 2037.

Trước đó vào năm 2016 và 2019, kính viễn vọng không gian Hubble đã chụp được siêu tân tinh này tới 4 lần.

Các hình ảnh khác nhau về siêu tân tinh Requiem được NASA chụp lại (đánh dấu tròn) - Ảnh: HUBBLE/NASA

Các hình ảnh khác nhau về siêu tân tinh Requiem được NASA chụp lại (đánh dấu tròn) - Ảnh: HUBBLE/NASA

Chắc chắn ngôi sao không thể phát nổ tới vài lần vì sau siêu tân tinh, nó đã hoàn toàn 2 biến. Nhưng một sự kiện kỳ dị đã khiến "bóng ma" của nó hiện đi hiện lại trên bầu trời Trái Đất.

Các tác giả từ Đại học Nam Carolina ở Columbia cho biết đó chính là cụm thiên hà MACS J0138. Cụm thiên hà khổng lồ và mạnh mẽ này đã chắn ngang tầm nhìn thực sự giữa Trái Đất và siêu tân tinh cổ đại, đã bẻ cong không - thời gian và hoạt động như một chiếc kính vạn hoa.

Theo Live Science, ánh sáng từ vụ nổ siêu tân tinh được cụm thiên hà nghịch ngợm này bẻ thành nhiều hướng, khiến hình ảnh của nó nhân bản, xuất hiện ở nhiều nơi tại nhiều thời điểm khác nhau. Thậm chí 3 "bóng ma" Requiem mà NASA chụp được năm 2016 có... 3 màu khác nhau.

Ước tính ngôi sao tạo ra siêu tân tinh Requiem đã xuất hiện và chết đi chỉ trong vòng 4 tỉ năm sau Vụ nổ Big Bang, là một trong những vật thể cổ đại nhất vũ trụ. Do quá xa chúng ta và còn bị cụm thiên hà nghịch ngợm bẻ cong ánh sáng, thứ chúng ta nhìn thấy thật ra là hình ảnh của quá khứ 10 tỉ năm trước.

Nguồn: [Link nguồn]

Nguyên nhân nào khiến tín hiệu học trực tuyến cứ ”rớt lên, rớt xuống”?

Có những khách hàng nâng gói Internet cáp quang lên trên 100Mbps cũng không tránh khỏi sự chật vật khi học trực tuyến, do đâu?

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN