"Bí kíp" quay phim đẹp cho dân nghiệp dư

Dù chỉ đơn giản quay video để ghi lại các khoảnh khắc trong cuộc sống hay tham dự một cuộc thi nào đó thì bạn cũng cần chú ý những vấn đề sau.

1. Cầm chắc máy

Đây là nguyên tắc muôn thuở không chỉ trong quay phim mà cả chụp hình. Theo đó, bạn phải cầm máy thật chắc chắn trên tay, tránh hiện tượng run tay khiến hình ảnh bị nhòe, thậm chí nếu run tay quá mạnh sẽ tạo nên các đoạn phim gây nhức mắt khi xem. Để làm được điều này, bạn có thể sử dụng chân máy.

2. Các kiểu quay khi cầm máy trên tay

Khi cầm máy trên tay, thường có 4 góc độ quay phim thông dụng là quay vừa tầm mắt, tức đặt máy quay trước mặt và quay thẳng vào đối tượng theo chiều ngang; hạ máy thấp xuống (khoảng từ đầu gối đến eo) để tăng chiều cao cho đối tượng được quay hay quay từ trên cao xuống sẽ giúp khung hình độc đáo và sáng tạo hơn. Riêng với trường hợp quay trẻ em, bạn có thể ngồi xuống và đặt máy ngang tầm mắt.

"Bí kíp" quay phim đẹp cho dân nghiệp dư - 1

Cần cầm chắc máy trên tay. (Ảnh minh họa: Internet)

Tất nhiên, bạn cũng có thể phối hợp hài hòa thao tác di chuyển máy từ dưới lên cao dần hoặc ngược lại, nhưng nếu muốn cố định một vị trí đặt máy thì chỉ nên chọn 1 trong 4 vị trị trên.

3. Cân nhắc góc quay khi sử dụng chân máy

Khác với việc cầm thiết bị trên tay, khi sử dụng chân máy thì các góc quay sẽ không còn linh hoạt nữa. Do đó, bạn phải chú ý xác định cụ thể tọa độ của đối tượng để thiết lập chiều cao và vị trí của chân máy cho phù hợp.

"Bí kíp" quay phim đẹp cho dân nghiệp dư - 2

Điều chỉnh chân máy cho thích hợp. (Ảnh minh họa: Internet)

4. Không quay quá "tham"

"Tham" ở đây là việc quay toàn bộ mọi thứ trong tầm nhìn của ống kính. Nếu quay như vậy, các khung hình sẽ chứa rất nhiều đối tượng khác nhau và gây loãng khi xem. Thay vì vậy, bạn hãy tập trung vào chính xác đối tượng chính, như một người, một nhóm người hay một chiếc xe, ngôi nhà...

Lưu ý, khi quay người thì bạn không được quay vô tội vạ, mà hãy quay theo nguyên tắc toàn thân, từ đầu gối, eo hoặc ngực trở lên, thậm chí cũng có thể quay cận mặt (khung hình sẽ chỉ hiển thị đầy đủ khuôn mặt của đối tượng) hoặc cận mặt hơn nữa, tức từ mũi trở lên.

Nói như vậy không có nghĩa phải bỏ qua những khung cảnh rộng lớn. Nhiệm vụ của bạn là hãy hạn chế quay quá nhiều khung cảnh rộng như vậy. Trong một số trường hợp, hãy thực hiện thao tác quay toàn cảnh, rồi "zoom" từ từ lại đối tượng chính hoặc thu lại một không gian nhỏ hơn.

5. Quay tắc quay đối tượng di chuyển

Khi quay đối tượng đang di chuyển theo hướng vuông góc hoặc chếch một một góc so với máy quay, bạn không nên đặt đối tượng vào ngay chính giữa khung hình, mà hãy để đối tượng sát cạnh trái hoặc cạnh phải hơn, tất nhiên phía trước phần mặt nên có khoảng không nhiều hơn so với sau lưng.

Ngược lại, ở trường hợp đối tượng đi thẳng về phía máy quay thì bạn có thể đặt đối tượng vào trung tâm bức hình.

6. Lên kịch bản

Để đoạn phim đẹp, không chỉ cần kỹ thuật quay mà còn cần phải có một kịch bản cụ thể. Kịch bản không đòi hỏi phải quay xuyên suốt, mà bạn có thể chia ra làm các đoạn nhỏ, song hãy cố gắng logic chúng lại với nhau để không phải lúng túng khi quay.

Xem video trình diễn tài năng được quay ở nhiều góc cạnh của một vBloger Việt.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Phạm (Tổng hợp) ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN