DANH MỤC

"Vua" Ronaldo chinh phạt Serie A: Tiếp bước Ro béo, phục hưng đế chế hoàng kim - 2

"Vua" Ronaldo chinh phạt Serie A: Tiếp bước Ro béo, phục hưng đế chế hoàng kim - 3

"Vua" Ronaldo chinh phạt Serie A: Tiếp bước Ro béo, phục hưng đế chế hoàng kim - 4, đó là năm mà World Cup diễn ra tại Italia. Nhưng một điều khác ít ai nhớ, đó là năm mà bóng đá Ý thực sự khẳng định sự thống trị của mình, khẳng định Serie A là giải đấu mà những siêu sao hàng đầu đến thi đấu. Nếu anh là ngôi sao số 1 của bóng đá thế giới, khả năng là anh đang đầu quân cho một CLB Italia bởi chỉ có ở đó anh mới được tôn vinh là đẳng cấp thế giới.

Gianluca Vialli ghi cú đúp để Sampdoria đánh bại Anderlecht và vô địch Cúp C2, trong khi Juventus chiến thắng Fiorentina trong trận chiến toàn-Italia để đăng quang UEFA Cup. Cuối cùng, AC Milan đánh bại Benfica 1-0 để bảo vệ thành công Cúp C1 châu Âu, trở thành đội bóng cuối cùng trong kỷ nguyên C1 bảo vệ chức vô địch này (và đội bóng gần nhất bảo vệ danh hiệu trước khi Real Madrid làm được năm 2017).

"Vua" Ronaldo chinh phạt Serie A: Tiếp bước Ro béo, phục hưng đế chế hoàng kim - 5

3 CLB của nước Ý chiếm hết các cúp châu Âu và cả 3 đội sau đó đều đăng quang nước Ý trong thập kỷ 1990, nhưng nhà vô địch Serie A lại là một CLB khác. Napoli của Diego Maradona, cầu thủ xuất sắc nhất thế giới, đoạt chức vô địch thứ 2 trong lịch sử CLB, dù sau đó Maradona phải ra đi vì bị treo giò 15 tháng do dương tính với ma túy.

Maradona ra đi thì bóng đá Italia vẫn đầy rẫy siêu sao: Quả bóng Vàng Lothar Matthaus đang đầu quân tại Inter Milan, một QBV khác là Marco Van Basten đang ở Milan, và Roberto Baggio vừa trở thành Cầu thủ đắt giá nhất thế giới khi chuyển tới Juventus từ Fiorentina trước khi đoạt QBV năm 1993.

Trước khi Baggio gia nhập Juventus năm 1990, 11 trong 13 kỷ lục chuyển nhượng thế giới trước đó thuộc về các CLB Serie A. Họ là những đội bóng giàu nhất thế giới và do đó quy tụ những cầu thủ xuất sắc nhất hành tinh, điều mà họ đã làm được từ tận thập niên 1930 khi một số lớn cầu thủ Nam Mỹ có gốc gác Italia đã về quê đá bóng.

Khi thập kỷ 1990 kết thúc, trong 30 chức vô địch châu Âu có thể đoạt được của UEFA thì có tới 13 nhà vô địch đến từ Italia, và tổng cộng có 25 CLB Italia đã vào chung kết.

"Vua" Ronaldo chinh phạt Serie A: Tiếp bước Ro béo, phục hưng đế chế hoàng kim - 6

Sự áp đảo lây sang cả các giải thưởng cá nhân: Tới 6 cầu thủ đang đầu quân ở Serie A trong thập niên 1990 đã đoạt Quả bóng Vàng, riêng năm 1990 cả 3 cầu thủ đoạt Quả bóng Vàng (Matthaus), Bạc (Salvatore Schillaci), Đồng (Andreas Brehme) đều đang đá tại Ý.

Sau mùa giải 1996/97 ghi 47 bàn cho Barcelona và chiến thắng tại Copa America cùng ĐT Brazil, vầng hào quang của Ronaldo béo đang rực rỡ hơn bao giờ hết. Thất bại trong việc gia hạn hợp đồng vói Barca khiến Ronaldo mở cánh cửa rời Tây Ban Nha, và Inter Milan không mất nhiều thì giờ để săn đón anh.

Không quá lời khi nói rằng khi Ronaldo béo gia nhập Inter Milan vào mùa hè 1997 với mức giá kỷ lục 19,5 triệu bảng, anh vẫn chỉ là một siêu sao lớn trong một “dải ngân hà” đang chơi tại Serie A: Zidane, Deschamps, Batistuta, Simeone, Crespo, Veron, Zanetti, Kluivert, Davids, Klinsmann, Nedved và Zamorano, đó mới chỉ là những cầu thủ nước ngoài mà người ta biết ngay là ai khi mới chỉ nói phần họ chứ chưa cần nói tên đầy đủ.

"Vua" Ronaldo chinh phạt Serie A: Tiếp bước Ro béo, phục hưng đế chế hoàng kim - 7

Thậm chí trong trận ra mắt của Ronaldo cho Inter, anh bị lu mờ bởi 2 cầu thủ sau này trở thành những tên tuổi lớn. Brescia dẫn trước nhờ pha kiến tạo của một Andrea Pirlo tuổi teen, nhưng Inter ngược dòng thắng 2-1 nhờ 2 pha dứt điểm từ cự ly 28m liên tiếp của Alvaro Recoba, danh thủ Uruguay cũng có trận ra mắt Inter và sau này gắn bó tới 11 năm cùng CLB để đoạt 7 chức vô địch.

Chào mừng Ronaldo tới Serie A, giải đấu nhiều siêu sao nhất thế giới.

"Vua" Ronaldo chinh phạt Serie A: Tiếp bước Ro béo, phục hưng đế chế hoàng kim - 8

Chiến thắng của Real Madrid trước Liverpool trong trận chung kết Champions League 2017/18 là chiến thắng thứ 9 trong 10 trận chung kết Cúp châu Âu gần nhất. Kể từ sau trận chung kết Champions League mùa 2012/13 giữa Dortmund và Bayern Munich, 5 kỳ chung kết liên tiếp có sự hiện diện của CLB La Liga, trong đó có 2 kỳ chung kết năm 2014 & 2016 là toàn-TBN (derby Madrid).

Cả 5 trận chung kết đều có điểm chung, đó là sự hiện diện của Lionel Messi hoặc Cristiano Ronaldo. Messi đã có mặt ở trận chung kết năm 2015 khi Barca đánh bại Juventus, còn Ronaldo đã 4 lần dự chung kết và toàn thắng cả 4 cùng Real Madrid trước những Atletico, Juventus và Liverpool.

Và tất nhiên, họ hoàn toàn thống trị giải Quả bóng Vàng từ năm 2008 đến nay, biến Kaka đến từ Serie A trở thành người gần nhất đoạt giải mà không phải Ronaldo hay Messi.

Barca & Real không chỉ dựa vào một mình Messi & Ronaldo, họ cũng có không ít ngôi sao hàng đầu & tuyển thủ quốc gia trong đội hình. Nhưng Messi và Ronaldo luôn là động lực chính của hai CLB, giống như cách Laszlo Kubala và Alfredo Di Stefano đã cầm trịch Barca & Real trong thập niên 1950 dù bên cạnh họ là đầy rẫy những ngôi sao lớn.

Bí quyết gì cho Barca & Real tạo dựng sự thống trị ấy? Rất đơn giản, họ có tài chính và biết cách dùng tài chính để thu nạp những cầu thủ xuất sắc nhất. Không gì quan trọng hơn là dưới tay họ có hai cầu thủ vĩ đại bậc nhất của thập kỷ, những con người có thể xoay chuyển tình thế trận đấu trong nháy mắt.

Messi và Ronaldo không chỉ là những tay săn bàn cự phách, họ còn là những VĐV giàu tinh thần chuyên nghiệp, đầy tham vọng và khao khát chiến thắng một cách cháy bỏng.

Họ đã có được may mắn đó khi Serie A đã không còn đủ khả năng cạnh tranh vị thế giải đấu hàng đầu thế giới nữa. Tất nhiên ngay cả khi Serie A cai trị châu Âu, không dễ để Barca & Real mất các siêu sao của mình về nước Ý. Nhưng để đón một ngôi sao mới nổi đến từ nước ngoài, hai ông lớn La Liga sẽ phải cực kỳ vất vả để thắng được những đồng lire của người Ý cách đây 2 thập kỷ.

"Vua" Ronaldo chinh phạt Serie A: Tiếp bước Ro béo, phục hưng đế chế hoàng kim - 10

Khi thập niên 2000 bắt đầu, Serie A vẫn tự hào là giải đấu số 1 thế giới. Bất chấp sự thăng tiến mạnh mẽ về doanh thu và thành tích cúp châu Âu của Premier League, Serie A vẫn áp đảo về lượng ngôi sao nước ngoài họ thu thập lẫn những CLB giàu có.

Thập niên 2000 được mở màn khi Lazio lần thứ hai trong lịch sử vô địch Serie A và sang năm sau đến lượt AS Roma đăng quang, khiến những Juventus và hai đội bóng thành Milan phải đứng dưới.

Ronaldo béo là ngôi sao số 1 của Inter Milan, nhưng tên tuổi của anh bị chìm lấp trong thời gian dưỡng thương đầu gối dài hạn bởi những tiền đạo lợi hại khác như Alessandro Del Piero, Gabriel Batistuta, Hernan Crespo, Andriy Shevchenko hay thậm chí “gã du mục” Enrico Chiesa.

Và khi Ronaldo béo rời Inter để tới Real Madrid vào mùa hè 2002, Serie A dù tiếc nuối nhưng không tuột dốc về độ chú ý vì anh. Họ được chứng kiến sự trỗi dậy của Filipo Inzaghi, phong độ rực rỡ trở lại của Christian Vieri, một ngôi sao mới ở Parma là Adrian Mutu và một người hứa hẹn khuynh đảo nước Ý cũng đến từ Brazil, trung phong Adriano.

"Vua" Ronaldo chinh phạt Serie A: Tiếp bước Ro béo, phục hưng đế chế hoàng kim - 11

Điều đáng buồn là sự hấp dẫn của Serie A không kéo dài được lâu sau đó. Lazio bị phát hiện dính vào scandal tài chính và sụp đổ nhanh chóng, Parma chịu chung số phận do sự phá sản của tập đoàn Parmalat. AS Roma lâm vào cảnh nợ nần và phải bán cầu thủ.

Nhưng tệ nhất vẫn là Calciopoli. Vụ scandal lịch sử của bóng đá Italia đẩy Juventus xuống Serie B và trừng phạt nặng nề những Fiorentina hay AC Milan. Kể từ năm 2006, bóng đá Italia đã hoàn toàn nhường chỗ cho Premier League và La Liga vượt lên, và dòng chảy siêu sao lại hướng về miền đất hứa nước Anh & Tây Ban Nha.

"Vua" Ronaldo chinh phạt Serie A: Tiếp bước Ro béo, phục hưng đế chế hoàng kim - 12

Ronaldo béo đã không do dự khi đến Serie A, giải đấu giàu nhất, giàu tính cạnh tranh nhất và là nơi các siêu sao được tôn vinh nhất. Đó là vào năm 1997 khi anh mới ở tuổi 21, và ở thời điểm anh ra đi cơ thể của “Người ngoài hành tinh” đã vỡ vụn vì nhiều chấn thương khiến anh mất phong độ, dù vẫn kịp tỏa sáng rực rỡ ở World Cup 2002.

21 năm sau ngày Ronaldo béo về Inter, Cristiano Ronaldo tới Juventus khi đã ở tuổi 33. Cơ thể của Cristiano cũng đã phần nào giảm sút độ nhanh nhạy, nhưng vẫn vượt xa so với Ro béo. Có điều sự nghiệp của Cristiano chắc chắn chỉ còn vài năm nữa là kết thúc, anh là một siêu sao đang đi tới gần cuối con đường.

Nhưng có một sự khác biệt giữa hai Ronaldo. Khi Ro béo chưa đến tuổi 30, anh đã bắt đầu thừa cân và sự nghiệp của “Người ngoài hành tinh” đi xuống với một tiền đạo vốn dựa vào tốc độ. Là một trong những mẫu trung phong kiểu mới của thập niên 1990, Ronaldo có thể đón bóng ngoài khu cấm địa, hay thậm chí giữa sân, trước khi đột phá vào vòng cấm thay vì cắm sẵn trong khu vực 16m50.

Còn với Cristiano Ronaldo, 3 năm trở lại đây chứng kiến CR7 từ một chuyên gia đột phá cánh trái đã dạt vào trong đá cắm, dù anh cũng không hẳn một tiền đạo cắm đơn thuần. Ronaldo sẽ luôn chọn vị trí ngoài vòng cấm, đứng ở phía điểm mù của cầu thủ kèm mình, dùng Karim Benzema để tách một trung vệ đối phương ra ngoài, trước khi băng vào đón đường chuyền để dứt điểm.

Cristiano đã chiến thắng không biết bao nhiêu hậu vệ La Liga với cách chơi này mà không cần dựa vào kỹ năng đi bóng nữa. Vẫn duy trì chế độ sinh hoạt và tập luyện nghiêm ngặt, CR7 vẫn đủ tốc độ để chạy không bóng và đủ sức bật để tận dụng các quả tạt, mà theo HLV Fabio Capello, những tiền đạo biết tận dụng các quả tạt đủ khả năng thi đấu lâu dài.

Nếu Juventus giữ Gonzalo Higuain và Mario Mandzukic, cùng với Ronaldo Juventus sẽ có tới 3 vũ khí trên không hết sức nguy hiểm. Juve đã có Paulo Dybala trong vai trò “số 10”, họ còn có Douglas Costa, Juan Cuadrado và Federico Bernardeschi chạy cánh để cung cấp các quả tạt. Đó sẽ là một hàng công lý tưởng để Ronaldo hoạt động ở môi trường mới.

"Vua" Ronaldo chinh phạt Serie A: Tiếp bước Ro béo, phục hưng đế chế hoàng kim - 14

Inter Milan mua Ronaldo béo năm 1997 khi chủ tịch Massimo Moratti đang tuyệt vọng tìm đường mở cánh cửa đưa CLB trở lại với chức vô địch Serie A mà lần gần nhất những Matthaus và Brehme đã giành được. Còn Cristiano về với Juventus năm 2018 khi Juve đang ngự trị bóng đá Ý một cách tuyệt đối với 7 scudetto liên tiếp.

Sau từng đó danh hiệu vô địch quốc gia, lẫn 2 lần vào chung kết Champions League, Juventus có thể nói vẫn là một CLB hạng hai trong thập niên 2010. Họ đã phải bán ngôi sao, đáng kể nhất là Paul Pogba về MU năm 2016, và nhìn những Real, Barca, Bayern cộng một vài CLB Anh chiêu mộ “bom tấn” nhờ ăn đứt về tài chính.

Ngay cả PSG, dù chưa có chức vô địch Champions League, cũng đón được Neymar và Kylian Mbappe về với giá kỷ lục.

Trong nhiều năm qua CEO Giuseppe Marotta đã xây dựng đội hình Juventus dựa trên nhiều thương vụ giá rẻ hay thậm chí miễn phí nhưng chất lượng. Nhưng đây là lúc Juve phải phá luật, họ muốn là tay chơi hàng đầu của bóng đá thế giới mà tay chơi thì phải chịu chi.

"Vua" Ronaldo chinh phạt Serie A: Tiếp bước Ro béo, phục hưng đế chế hoàng kim - 15

Thậm chí 100 triệu euro, hay bất cứ số tiền nào Juventus trả cho Real Madrid, cũng đều sớm chỉ là “muỗi” trên thị trường chuyển nhượng ngày càng “lạm phát” hiện nay. Khi Ronaldo béo về Inter Milan thì anh là kỷ lục thế giới, còn khi Cristiano về Juventus mức giá của anh đã thấp hơn Neymar, Mbappe và cả Philippe Coutinho.

Không chỉ chịu chi, Juventus còn đang “hiện đại hóa”. Họ có logo mới (thẳng thắn mà nói là khá xấu), một show trên mạng Netflix, cùng những chiến dịch marketing mới lạ. Nhưng để thực sự chuyển mình, họ cần một siêu sao, kể cả là một siêu sao đã già.

Không ai hợp hơn Ronaldo ở vai trò siêu sao ấy. Một gương mặt đẹp trai và cơ thể nam tính, tác phong tập luyện & sinh hoạt nghiêm túc nhưng rất giàu biểu đạt cảm xúc khi thi đấu, một người không hề e ngại khi đứng trước ống kính máy quay. Và trên hết, một VĐV hoàn hảo với sự nghiệp rất thành công.

21 năm trước, Inter Milan và Serie A đã đón Ronaldo béo về như một bước đi thu thập siêu sao nữa của giải đấu đang thống trị thế giới. Năm 2018, Juventus và bóng đá Italia cần Cristiano Ronaldo, kể cả là một CR7 đã 33 tuổi.

Để Juventus lại được yêu chuộng một lần nữa, để Calcio lại được làm “Vua” của các giải đấu một lần nữa.

Chào mừng Cristiano Ronaldo tới Serie A, mảnh đất khô cằn đang chờ ngày tái sinh.

1/ Kỷ nguyên thống trị châu Âu của Serie A (1983 – 2010) (Tổng: 20 nhà vô địch, 17 đội Á quân) Cúp C1/Champions League: 8 nhà vô địch, 9 đội Á quân. Cúp C2: 4 nhà vô địch, 2 đội Á quân. Cúp C3/UEFA Cup/Europa League: 8 nhà vô địch, 6 đội Á quân. 2/ Quả bóng Vàng châu Âu tại Serie A (15) Michel Platini (1983, 1984, 1985), Ruud Gullitt (1987), Marco Van Basten (1988, 1989, 1992), Lothar Matthaus (1990), Roberto Baggio (1993), George Weah (1995), Ronaldo (1997), Zinedine Zidane (1998), Pavel Nedved (2003), Andriy Shevchenko (2004), Kaka (2007) 3/ Số lần xác lập kỷ lục chuyển nhượng thế giới (9) Diego Maradona (Barcelona đến Napoli, 1984): 5 triệu bảng Ruud Gullitt (PSV đến AC Milan, 1987): 6 triệu bảng Roberto Baggio (Fiorentina đến Juventus, 1990): 8 triệu bảng Jean-Pierre Papin (Marseille đến AC Milan, 1992): 10 triệu bảng Gianluca Vialli (Sampdoria đến Juventus, 1992): 12 triệu bảng Gianluigi Lentini (Torino đến AC Milan, 1992): 13 triệu bảng Ronaldo (Barcelona đến Inter Milan, 1997): 19,5 triệu bảng Christian Vieri (Lazio đến Inter Milan, 1999): 32 triệu bảng Hernan Crespo (Parma đến Lazio, 2000): 35,5 triệu bảng

"Vua" Ronaldo chinh phạt Serie A: Tiếp bước Ro béo, phục hưng đế chế hoàng kim - 17

Content: Hoàng Quân

Designer, Coder: Nãm Trung Nguyên

Thứ Sáu, ngày 13/07/2018 00:07 AM (GMT+7)
Theo Trung Nam - Hoàng Quân ([Tên nguồn])