Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Lào vs Philippines
Logo Lào - LAO Lào
-
Logo Philippines - PHI Philippines
-
Việt Nam vs Indonesia
Logo Việt Nam - VIE Việt Nam
-
Logo Indonesia - IDN Indonesia
-
Atlético Madrid vs Getafe
Logo Atlético Madrid - ATM Atlético Madrid
-
Logo Getafe - GET Getafe
-
Brighton & Hove Albion vs Crystal Palace
Logo Brighton & Hove Albion - BHA Brighton & Hove Albion
-
Logo Crystal Palace - CRY Crystal Palace
-
Bologna vs Fiorentina
Logo Bologna - BOL Bologna
-
Logo Fiorentina - FIO Fiorentina
-
Heidenheim vs Stuttgart
Logo Heidenheim - HDH Heidenheim
-
Logo Stuttgart - VFB Stuttgart
-
Manchester City vs Manchester United
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
RB Leipzig vs Eintracht Frankfurt
Logo RB Leipzig - RBL RB Leipzig
-
Logo Eintracht Frankfurt - SGE Eintracht Frankfurt
-
Southampton vs Tottenham Hotspur
Logo Southampton - SOU Southampton
-
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Chelsea vs Brentford
Logo Chelsea - CHE Chelsea
-
Logo Brentford - BRE Brentford
-
Milan vs Genoa
Logo Milan - MIL Milan
-
Logo Genoa - GEN Genoa
-
PSG vs Olympique Lyonnais
Logo PSG - PSG PSG
-
Logo Olympique Lyonnais - OL Olympique Lyonnais
-
Barcelona vs Leganés
Logo Barcelona - BAR Barcelona
-
Logo Leganés - LEG Leganés
-
Lazio vs Inter Milan
Logo Lazio - LAZ Lazio
-
Logo Inter Milan - INT Inter Milan
-
AFC Bournemouth vs West Ham United
Logo AFC Bournemouth - BOU AFC Bournemouth
-
Logo West Ham United - WHU West Ham United
-
Campuchia vs Timor-Leste
Logo Campuchia - CAM Campuchia
-
Logo Timor-Leste - TLS Timor-Leste
-
Singapore vs Thái Lan
Logo Singapore - SGP Singapore
-
Logo Thái Lan - THA Thái Lan
-
Myanmar vs Lào
Logo Myanmar - MYA Myanmar
-
Logo Lào - LAO Lào
-
Philippines vs Việt Nam
Logo Philippines - PHI Philippines
-
Logo Việt Nam - VIE Việt Nam
-
Monaco vs PSG
Logo Monaco - ASM Monaco
-
Logo PSG - PSG PSG
-
Espanyol vs Valencia
Logo Espanyol - ESP Espanyol
-
Logo Valencia - VAL Valencia
-
Malaysia vs Singapore
Logo Malaysia - MAS Malaysia
-
Logo Singapore - SGP Singapore
-
Thái Lan vs Campuchia
Logo Thái Lan - THA Thái Lan
-
Logo Campuchia - CAM Campuchia
-

Vì sao cầu thủ Việt khó xuất ngoại?

Xuất khẩu cầu thủ là hướng đi đang được các đội bóng Việt Nam chú ý hơn.

Tuy nhiên, dường như tất cả vẫn đang loay hoay để tìm được công thức phù hợp.

Hào hứng nhưng mơ hồ

Tuần trước, Sài Gòn FC thông báo đã đạt thỏa thuận đưa Cao Văn Triền (Sài Gòn FC) và Trần Danh Trung (Viettel) sang Nhật Bản khoác áo CLB Ryukyu theo dạng cho mượn.

Chi tiết hợp đồng chưa được công bố nhưng nhiều khả năng giao kèo giữa đôi bên sẽ kéo dài trong một năm.

Cao Văn Triền là một trong hai cầu thủ Việt Nam chuẩn bị xuất ngoại

Cao Văn Triền là một trong hai cầu thủ Việt Nam chuẩn bị xuất ngoại

Tuy nhiên, bản chất thương vụ này cũng giống như vài năm trước bầu Đức để Nguyễn Công Phượng, Nguyễn Tuấn Anh sang Nhật Bản, đó là xuất phát từ sự hợp tác giữa đôi bên. Cầu thủ ra nước ngoài theo con đường này thường chỉ mang tinh thần học hỏi, ít có cơ hội thi đấu.

Nhìn rộng hơn, đây cũng là xu thế chung trong hầu hết các trường hợp xuất ngoại từ trước tới nay của bóng đá Việt Nam. Cầu thủ Việt Nam duy nhất được một đội bóng nước ngoài chiêu mộ đúng nghĩa là thủ thành Đặng Văn Lâm.

Đầu mùa giải 2019, Muangthong United đã chi tới 500 nghìn USD để đổi lấy chữ ký của Văn Lâm. Hiện tại, anh đã chuyển sang khoác áo Cerezo Osaka (Nhật Bản) theo bản hợp đồng lên tới 1 triệu USD.

Bên cạnh các trường hợp đã và đang thi đấu ở nước ngoài, nhiều ngôi sao khác như: Nguyễn Quang Hải, Đỗ Hùng Dũng, Nguyễn Văn Toàn, Phan Văn Đức… đều có tin đồn được một số đội bóng Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc và thậm chí châu Âu theo đuổi.

Tuy vậy, chưa có thương vụ nào “nổ”. Rõ ràng nếu không phải là tin đồn thì sự quan tâm hoặc đề nghị của đối phương chưa đủ lớn để các đội bóng Việt Nam nhả người.

Xét tổng thể, rõ ràng bóng đá Việt Nam đang loay hoay với bài toán xuất khẩu cầu thủ. Chẳng nói ai cũng biết, một số CLB hoặc cầu thủ tuy muốn nhưng lại băn khoăn về tính hiệu quả. CLB Hà Nội là ví dụ cụ thể. Đội chủ sân Hàng Đẫy đến nay vẫn giữ ngôi sao số 1 Nguyễn Quang Hải lại nhằm… chờ thời điểm thích hợp.

Xuất khẩu cầu thủ vốn là hoạt động tất yếu trong bóng đá chuyên nghiệp. Với các nền bóng đá đang phát triển, đưa cầu thủ ra nước ngoài giúp nâng cao vị thế, lợi ích về quảng bá và chuyên môn. Nhưng đấy là trường hợp cầu thủ thành công bên ngoài biên giới. Thật khó để nói những Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường, Văn Hậu thành công bởi họ không được thi đấu.

Theo bình luận viên Vũ Quang Huy, điều này không bất ngờ bởi mặt bằng chung của bóng đá Việt Nam còn thấp, giải vô địch quốc gia nhiều hạn chế, cơ sở hạ tầng thiếu thốn nên không nhận được sự chú ý của đội ngũ săn đầu người cho các đội bóng lớn trong khu vực hoặc châu Âu.

Ngay cả đội tuyển cũng mới khởi sắc trong khoảng hai, ba năm trở lại đây nhưng cầu thủ lại thường chơi không tốt khi rời đội tuyển để về CLB. “Việc thay đổi môi trường đơn giản như vậy mà cầu thủ Việt Nam còn khó khăn thì ra môi trường nước ngoài không đá được là bình thường”, ông Huy nhận định.

Cũng theo ông Huy, bản thân cầu thủ Việt Nam cũng bị động mỗi lần ra nước ngoài. “Nói xuất ngoại thì cầu thủ hào hứng, người hâm mộ hào hứng nhưng cầu thủ chưa xác định được phải đối mặt với những gì, giải quyết các vấn đề như thế nào. Nhìn chung họ mông lung, mơ hồ trước ngày lên đường”, BLV Quang Huy nhận xét.

Công thức nào cho bóng đá Việt Nam?

Thực trạng đã được chỉ ra, vậy làm sao để nâng cao tính hiệu quả trong hoạt động xuất khẩu cầu thủ của bóng đá Việt Nam? Theo HLV Triệu Quang Hà, các CLB muốn đưa cầu thủ ra nước ngoài, thu lại lợi ích thì bản thân họ phải có sự định hướng rõ ràng trong việc tạo ra các sản phẩm.

“Ví dụ như nếu muốn nhắm tới thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc hay châu Âu thì trong quá trình đào tạo phải trang bị được cho cầu thủ nền tảng kỹ chiến thuật, ngôn ngữ phù hợp với thị trường đó. Việc đào tạo cũng cần có lộ trình cụ thể, được đánh giá thường xuyên, thay đổi khi thấy chưa phù hợp. Hiện nay, việc đào tạo trẻ tại Việt Nam đa phần còn thả nổi, phó thác hết cho HLV trẻ. Cách làm này không thể tạo nên những chú gà chiến, đủ sức thi đấu ở nước ngoài”, ông Hà phân tích.

Đồng quan điểm, ông Trần Anh Tú, Chủ tịch HĐQT VPF cho rằng, để cầu thủ Việt Nam ra nước ngoài được chơi bóng, thể hiện được khả năng chuyên môn thì bản thân các CLB cần tạo ra cầu thủ toàn cầu.

“Nói dễ hiểu hơn là cầu thủ đó phải hội đủ các yếu tố gồm chuyên môn, sự tự lập, khả năng ngoại ngữ. Khi có đủ những yếu tố này thì cầu thủ hẳn sẽ tự tin trong các buổi tập, đây là tiền đề để cầu thủ được HLV lựa chọn. Không nhà cầm quân nào trao cơ hội cho cầu thủ mà khi nhìn vào mắt họ còn thấy sự rụt rè”, ông Tú nói.

Trong khi đó, bình luận viên Vũ Quang Huy cho rằng, cầu thủ Việt Nam muốn ra nước ngoài và chơi được thì buộc phải tự hoàn thiện bản thân lên mức cao nhất, trở nên lão luyện và ổn định tối đa về mặt chuyên môn.

Quan trọng hơn, cầu thủ Việt Nam cần thích nghi được với nhiều phương án, nhiều tình huồng khác nhau. Đương nhiên, những kỹ năng đặc thù để ra nước ngoài như ngôn ngữ, phông văn hóa nước sở tại cũng phải được chú ý.

“Bản thân mỗi CLB phải ý thức được tạo ra môi trường bóng đá chuyên nghiệp, cùng nhau xây dựng giải đấu chuyên nghiệp, tính cạnh tranh cao.

Một môi trường tốt sẽ tạo ra được các sản phẩm tốt. Tại sao cầu thủ Thái Lan có thể thành công ở giải đấu cao nhất Nhật Bản trong khi cầu thủ Việt Nam đá hạng hai còn khó, dù năng lực chuyên môn tương đồng? Đó là vì họ được rèn luyện trong một môi trường có tính chuyên nghiệp cao".

Ông Trần Anh Tú, Chủ tịch HĐQT VPF.

Nguồn: [Link nguồn]

Chưa sang Nhật Bản, Đặng Văn Lâm đã nhận ”lời cảnh báo”

Thủ thành Đặng Văn Lâm khó bắt chính nếu Kim Jin-Hyeon tiếp tục chơi ổn định như trận ra quân tại J-League 1.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hữu Hiệp ([Tên nguồn])
V-League 2024-25: Cuộc đua nóng bỏng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN