Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Brighton & Hove Albion vs Manchester City 26/04/24 - Trực tiếp
Logo Brighton & Hove Albion - BHA Brighton & Hove Albion
0
Logo Manchester City - MCI Manchester City
3
U23 Uzbekistan vs U23 Saudi Arabia
Logo U23 Uzbekistan - UZB U23 Uzbekistan
-
Logo U23 Saudi Arabia - KSA U23 Saudi Arabia
-
U23 Iraq vs U23 Việt Nam
Logo U23 Iraq - IRQ U23 Iraq
-
Logo U23 Việt Nam - VIE U23 Việt Nam
-
West Ham United vs Liverpool
Logo West Ham United - WHU West Ham United
-
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-
Wolverhampton Wanderers vs Luton Town
Logo Wolverhampton Wanderers - WOL Wolverhampton Wanderers
-
Logo Luton Town - LUT Luton Town
-
Newcastle United vs Sheffield United
Logo Newcastle United - NEW Newcastle United
-
Logo Sheffield United - SHU Sheffield United
-
Manchester United vs Burnley
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Logo Burnley - BRN Burnley
-
Fulham vs Crystal Palace
Logo Fulham - FUL Fulham
-
Logo Crystal Palace - CRY Crystal Palace
-
Everton vs Brentford
Logo Everton - EVE Everton
-
Logo Brentford - BRE Brentford
-
Aston Villa vs Chelsea
Logo Aston Villa - AVL Aston Villa
-
Logo Chelsea - CHE Chelsea
-
Tottenham Hotspur vs Arsenal
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
AFC Bournemouth vs Brighton & Hove Albion
Logo AFC Bournemouth - BOU AFC Bournemouth
-
Logo Brighton & Hove Albion - BHA Brighton & Hove Albion
-
Nottingham Forest vs Manchester City
Logo Nottingham Forest - NFO Nottingham Forest
-
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Bayern Munich vs Real Madrid
Logo Bayern Munich - FCB Bayern Munich
-
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Borussia Dortmund vs PSG
Logo Borussia Dortmund - BVB Borussia Dortmund
-
Logo PSG - PSG PSG
-
Roma vs Bayer Leverkusen
Logo Roma - ROM Roma
-
Logo Bayer Leverkusen - LEV Bayer Leverkusen
-
Olympique Marseille vs Atalanta
Logo Olympique Marseille - OM Olympique Marseille
-
Logo Atalanta - ATA Atalanta
-

V-League thời khó khăn: Những “tỷ phú” sa cơ

Người viết đã hơi bất ngờ khi thấy Mạnh Tú xách giầy ra sân đá phủi ở ngay thời điểm mà K.KH của tiền vệ người Nam Định vẫn còn đang tập trung đá giải V-League 2012.

Người viết đã hơi bất ngờ khi thấy Mạnh Tú xách giầy ra sân đá phủi ở ngay thời điểm mà K.KH của tiền vệ người Nam Định vẫn còn đang tập trung đá giải V-League 2012. “Người ta thanh lý hợp đồng em rồi, anh ạ”, Tú giải thích với vẻ mặt buồn rười rượi. Nhưng những người như Mạnh Tú không hiếm. Chỉ cần rảo quanh vài sân bóng phong trào ở TP.HCM những ngày này, có thể đếm không hết những cầu thủ thất nghiệp, những người vốn trước đó không lâu từng là trụ cột tại các đội bóng V-League. Có thể kể đến Châu Phong Hòa (V.NB), Trọng Nghĩa (V.HP), Nhật Thanh, Minh Thông (ĐT.LA)…

Không có công việc liên quan nào họ làm trong lúc này cả, ngoài việc xách giầy đi đá phủi và hy vọng vào kỳ chuyển nhượng năm sau để vớt vát sự nghiệp ở cái tuổi mà đáng ra nó đang vào độ chín. Hỏi có nghiệt ngã không?!

Chuyên nghiệp & thất nghiệp

Sự thật không thể phủ nhận và nhiều người từng xem đó là tín hiệu rất lạc quan là việc, đời sống vật chất của anh em cầu thủ, cũng như HLV bóng đá đã được cải thiện rất đáng kể, kể từ ngày bóng đá VN lên chuyên.

“Chế độ được nâng lên rất đáng kể và anh em có thể yên tâm, sống khỏe được với cái nghề “quần đùi áo số”, chứ không phải canh cánh nỗi lo cơm áo gạo tiền, để rồi tiêu cực nảy sinh như trước đây nữa”, đấy là phát biểu, cũng là tâm lý số đông, khi được hỏi.

Bóng đá chuyên nghiệp, ngoài chế độ lương, thưởng được nâng lên, thì phí ký hợp đồng (hay vẫn gọi nôm na là “tiền lót tay”) cũng là mối quan tâm rất lớn của cầu thủ. Những bản hợp đồng tiền tỷ lần lượt ra đời và nhiều thời điểm, tưởng như sẽ không bao giờ có điểm dừng.

Không ít các cầu thủ cả đời chỉ biết đến chuyển nhượng là vì thế. Nó được xem là một trong những mặt trái của khái niệm bóng đá chuyên nghiệp kiểu… VN. Nhưng đó đã là quy luật bất biến rồi.

Ngay trong thời điểm lên hương ấy, hiếm người (thậm chí là không có ai) nghĩ tới viễn cảnh thất nghiệp, càng khi bóng đá VN vẫn cung không đủ cầu, do đào tạo trẻ bị lãng quên ở nhiều CLB.

Ví như Trọng Nghĩa ở V.HP chẳng hạn. Trước khi HLV Lê Thụy Hải cập cảng Hải Phòng, Nghĩa vẫn tả xung hữu đột và được xem là công thần, là tinh túy còn lại của bóng đá xứ hoa phượng đỏ, trong cơn bão chuyển nhượng. Nhưng chỉ sau vài trận dưới quyền “bố” Hải, Nghĩa ra đường.

Từ vị thế của những ông hoàng, tiêu tiền không tiếc tay, việc chấp nhận thực tại: không nghề nghiệp và cũng gần như không có nguồn phụ thu nào, là chuyện không hề dễ dàng, đặc biệt khi hầu hết số họ đều đã trưởng thành, và không ít người đã là chồng, là cha.

Không có một “Hiệp hội cầu thủ chuyên nghiệp” nào để bảo vệ lợi ích, hay nâng đỡ cầu thủ Việt lúc khốn đốn cả. Đó là thách thức, câu hỏi lớn với một nền bóng đá đã mang danh chuyên nghiệp cả chục năm nay.

Sự khắc nghiệt của cuộc chơi, hay…

Có nhiều cách giải thích khác nhau cho những trường hợp thất nghiệp như của Trọng Nghĩa, của Mạnh Tú, Duy Quang (cựu tuyển thủ QG và là một đồng đội cũ của Tú ở K.KH), của Chí Thắng, Phong Hòa (V.NB) hay của Nhật Thanh, Minh Thông (ĐT.LA)…

Có người vì ham mê thú chơi ngoài xã hội mà dần đánh mất mình, người khác không hợp với hệ thống vận hành chiến thuật của HLV mới, hoặc nữa là chán nản, tự rút khỏi đời sống bóng đá chuyên nghiệp, để chấp nhận… thất nghiệp.

V-League thời khó khăn: Những “tỷ phú” sa cơ - 1

Châu Phong Hòa đá phủi chờ cơ hội

Sự thăng tiến quá nhanh về vị thế trong xã hội (ít nhất là ở khía cạnh thu nhập so với mặt bằng chung), mà nguyên nhân sâu xa phải là tính cẩu thả của những ông bầu, những người làm và điều hành nền bóng đá, đã khiến không ít cầu thủ ta mất chất, lao vào những cuộc chơi trác táng không có điểm dừng…

Trình độ học vấn, nhận thức chỉ là một phần và không phải lúc nào và ở đâu cũng cứ đổ thừa cho điều đó. Chúng ta thiếu một lộ trình phát triển bóng đá có căn cơ.

Thực tế cũng từ độ chục năm đổ lại, bóng đá VN (cấp độ các ĐTQG cũng như giải đấu quốc nội) đã có những bước chuyển mình đáng ghi nhận, nhưng so với tiền lực đầu tư, nó chẳng thấm là bao.

Chuyên gia nào đó đã nói: “Bóng đá chuyên nghiệp VN thực chất là nghiệp dư hưởng lương cao”, tuy có phần cay nghiệt, chua chát, có cả sự “ăn mày dĩ vãng” ở trong đó, nhưng đúng về mặt bản chất. Bất cứ lúc nào các ông bầu rút ống thở, nền bóng đá có thể sẽ lao đao ngay.

Cũng giống như các ngành nghề khác, trong địa hạt bóng đá, việc đào thải là khâu không thể thiếu để kích thích sự phát triển. Nhưng, việc rũ bỏ một (hay vài) con người ra khỏi đời sống bóng đá dễ hơn nhiều so với việc định hướng họ trở lại hay ít nhất là tìm hướng đi mới.

Trước vấn nạn thất nghiệp của một bộ phận cầu thủ bóng đá lúc này (còn có thể kéo dài ở thì tương lai), nó là trách nhiệm của ai?! Một câu hỏi không dễ có lời giải đáp ngay được.

Bóng đá là cuộc chơi, nhưng chơi bóng chuyên nghiệp là một nghề và nghề ấy đầy may rủi.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Tùy Phong (TT&VH)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN