Trung Quốc bành trướng bóng đá châu Âu: Man City từng bị ngắm
Aston Villa mới đây đã được bán cho một tập đoàn Trung Quốc, nhưng các nhà đầu tư Trung Quốc đã tìm cách thâu tóm những Man City và Atletico Madrid từ trước.
Khi các nhà đầu tư Trung Quốc mua 13% cổ phần của tập đoàn sở hữu Man City cuối năm 2015, người ta đã bắt đầu chú ý đến sự quan tâm của quốc gia đông dân nhất thế giới này với các CLB bóng đá ở châu Âu. Và sự quan tâm ấy được nâng lên một tầm mới, sau khi Aston Villa rơi vào tay tập đoàn Recon Group.
Nhà đầu tư Trung Quốc có cổ phần trong CLB Man City
Trung Quốc chưa bao giờ được xem là cường quốc bóng đá với chỉ một lần dự World Cup, trong khi bóng rổ nhà nghề Mỹ đã thu hút lượng khán giả lên tới hơn 400 triệu người ở nước này. Tuy nhiên trong vài năm qua, các nhà đầu tư Trung Quốc đã lặng lẽ nắm quyền sở hữu các CLB bóng đá ở Anh, TBN, Pháp, Hà Lan, CH Czech và một số quốc gia khác.
Vậy hiện có bao nhiêu CLB đã được người Trung Quốc nắm lấy vào thời điểm hiện tại? Và hiện những CLB ấy đang có thực trạng như thế nào?
CMC/Citic Capital - 13% cổ phần của tập đoàn City Football Group (tập đoàn sở hữu Man City) Rastar Group - 56% cổ phần của CLB Espanyol Dalian Wanda Group - 20% cổ phần của CLB Atletico Madrid CEFC China Energy Company - 60% cổ phần của CLB Slavia Prague tại Czech Ledus – Sở hữu hoàn toàn CLB Sochaux của Pháp United Vansen International Sports Company – Đại cổ đông của CLB ADO Den Haag (Hà Lan) Recon Group – Chủ sở hữu mới của CLB Aston Villa |
Cho đến thời điểm này, sự góp mặt của người Trung Quốc tại một số CLB châu Âu (ngoại trừ Man City và Aston Villa – người Trung Quốc không có ảnh hưởng trực tiếp tại Man City còn Aston Villa vừa mới đổi chủ) đã có ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực.
Tích cực
Atletico Madrid đang trên đà xóa được khoản nợ 170 triệu euro của CLB nhờ nguồn tiền của Dalian Wanda, và họ đang gia hạn hợp đồng với nhiều cầu thủ trụ cột dưới thời HLV Diego Simeone. Espanyol có CEO mới là ông Chen Yanseng vào cuối tháng 1/2016 và CLB kịp thanh toán các khoản thuế năm 2015 cho Cục thuế vụ TBN.
Trang chủ của CLB Slavie Prague với dòng chữ tiếng Trung
Slavia Prague, một trong những CLB nổi tiếng nhất CH Czech, nợ ngập đầu trước mùa giải 2015/16 khi tập đoàn năng lượng CEFC mua 60% cổ phần. CLB giữ được tiền đạo tuyển thủ Milan Skoda và từ chỗ suýt xuống hạng mùa trước, họ đứng thứ 5 mùa giải này, suýt lọt vào nhóm dự Europa League.
Tiêu cực
Sochaux ở Ligue 2 được mua lại từ gia đình Peugeot (người sáng lập CLB) bởi tập đoàn chế tạo linh kiện đèn Ledus. Đặt mục tiêu trở lại Ligue 1, nhưng Sochaux đến cuối năm 2015 đã đứng thứ 3 từ dưới lên trên BXH Ligue 2 và chỉ trụ hạng ở cuối mùa với vị trí thứ 15 (trên 20 đội). CĐV của CLB cho rằng Ledus mua Sochaux chẳng qua chỉ để quảng cáo thương hiệu của Ledus tại Pháp.
ADO Den Haag nợ ngập đầu và được công ty United Vansen mua lại năm 2014 với giá 8,9 triệu USD. Mặc dù chủ mới hứa hẹn đầu tư hàng triệu euro để đội bóng cải thiện thành tích, nhưng kể từ khi đổi chủ, ADO Den Haag đã hai mùa giải liên tiếp nằm ngoài top 10 trên BXH giải VĐQG Hà Lan Eredivise. Họ về đích ở vị trí thứ 9 hai mùa liên tiếp trước khi đổi chủ.
Chủ mới của Aston Villa bị tố hành vi mờ ám Trong lúc các fan Aston Villa đang hồ hởi khi tống được ông chủ cũ Randy Lerner khỏi CLB, họ lại phải dè chừng khi những thông tin đầu tiên về ông chủ mới xuất hiện. Tony Xia, người đứng đầu tập đoàn Recon Group, đã bị truyền thông Trung Quốc trong quá khứ nhiều lần bóc mẽ là người hay nói dối về thân phận của mình cũng như có những hành vi làm ăn mờ ám. Doanh nhân Tony Xia Tờ báo điện tử tài chính Ifeng đã có một phóng sự điều tra vào tháng 10/2015 về Tony Xia. Bài phóng sự cho biết Tony Xia luôn đi kèm danh xưng “Dr” với tên mình và tự xưng là một giáo sư đến từ Đại học Harvard (Hoa Kỳ), nhưng kỳ thực Tony Xia chỉ có bằng Thạc sĩ còn danh xưng “Giáo sư” được ông này dùng để thuyết phục người khác đầu tư tiền vào công ty của mình. Không chỉ vậy, bài phóng sự của Ifeng còn đưa dẫn chứng từ một nhóm cựu sinh viên Harvard thuộc cộng đồng du học sinh Trung Quốc. Họ cho biết Tony Xia khi đến Harvard đã làm việc bất hợp pháp khi còn là sinh viên, và sau khi ra trường đã tự xưng mình là phó chủ tịch của một công ty hàng đầu thế giới (công ty này tự Tony Xia đăng ký thành lập tại Mỹ). |