Lo cho V-League
Lo vì trận đấu giữa cựu vô địch Hà Nội T&T và nhà vô địch B. Bình Dương lẽ ra phải là trận đấu được chờ đợi nhưng trên sân Hàng Đẫy có quá nhiều chỗ trống.
Lo vì cả ba bàn thắng đều là dấu ấn của các ngoại binh còn các cựu binh thì nhẵn mặt nhau ở các giải lẫn ở đội tuyển mà có lúc lại phang nhau từ phía sau.
Nhiều đội chỉ tập trung vào việc phục vụ lối chơi cho cầu thủ ngoại khiến sứ mệnh phát triển cầu thủ nội ở V-League bị hạn chế. Ảnh: XUÂN HUY
Lo vì ông trọng tài Kiên quá nhu nhược với những cú vào bóng từ phía sau thì làm sao có thể ngăn được lối đá bạo lực và bảo vệ được những đôi chân…
V-League, một giải đỉnh cao của Việt Nam diễn ra giữa thủ đô thế mà khán giả đến sân kém xa các giải sinh viên, giải phong trào hay cách đó không xa là những giải đấu “phủi”.
Nhìn sang các giải đấu lân cận khi Lao-League đang học và thẩm thấu với Thai-League đã bắt đầu cấy cỏ chỉ vào các sân bóng. Trong khi đó, Thai-League dù chẳng có quy định bắt buộc nhưng các CLB đều rất ủng hộ sự phát triển của bóng đá Thái Lan qua việc thuê ngoại binh, đặc biệt là những cầu thủ da màu. Trả lời vấn đề này, chính lãnh đạo các đội bóng Thái Lan nói rằng họ có luật bất thành văn đó là chỉ thuê cầu thủ ngoại khi nhận thấy cầu thủ đấy mang ý nghĩa tích cực cho cầu thủ nội địa học hỏi nên phải tránh xa những cầu thủ da màu hay mang những trò lừa lọc đến với những nền bóng đá mình thi đấu.
Ta thì cứ thuê cầu thủ nào mà có phần lại quả lớn, ngược lại khi thực hiện hợp đồng để lợi cả đôi bên mà không lợi cho sự phát triển của nền bóng đá nước nhà.
Ta thì cứ thuê cầu thủ ngoại về rồi chăm chăm tìm chiến thuật, lối chơi phục vụ cho cầu thủ ngoại bất kể điều đấy kìm hãm sự phát triển của nền bóng đá. Điển hình là SHB Đà Nẵng chỉ chăm chăm một lối chơi rót bóng chuẩn vào cái đầu của Gaston Merlo mà ít chăm chút đến sự phát huy những tố chất của cầu thủ nhà, cầu thủ nội địa.
Giải vô địch quốc gia luôn là nền tảng cho đội tuyển quốc gia nhưng V-League lại chưa thể nhận lãnh sứ mệnh đó là vì thế.