Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Real Madrid vs Bayern Munich 09/05/24 - Trực tiếp
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
0
Logo Bayern Munich - FCB Bayern Munich
0
LPBank Hoàng Anh Gia Lai vs Sông Lam Nghệ An
Logo LPBank Hoàng Anh Gia Lai - HGL LPBank Hoàng Anh Gia Lai
-
Logo Sông Lam Nghệ An - SNA Sông Lam Nghệ An
-
Hà Nội vs Thể Công - Viettel
Logo Hà Nội - HAN Hà Nội
-
Logo Thể Công - Viettel - VTL Thể Công - Viettel
-
Frosinone vs Inter Milan
Logo Frosinone - FRO Frosinone
-
Logo Inter Milan - INT Inter Milan
-
Brest vs Reims
Logo Brest - BRE Brest
-
Logo Reims - SR Reims
-
Deportivo Alavés vs Girona
Logo Deportivo Alavés - ALA Deportivo Alavés
-
Logo Girona - GIR Girona
-
Fulham vs Manchester City
Logo Fulham - FUL Fulham
-
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Wolverhampton Wanderers vs Crystal Palace
Logo Wolverhampton Wanderers - WOL Wolverhampton Wanderers
-
Logo Crystal Palace - CRY Crystal Palace
-
West Ham United vs Luton Town
Logo West Ham United - WHU West Ham United
-
Logo Luton Town - LUT Luton Town
-
Tottenham Hotspur vs Burnley
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Logo Burnley - BRN Burnley
-
Newcastle United vs Brighton & Hove Albion
Logo Newcastle United - NEW Newcastle United
-
Logo Brighton & Hove Albion - BHA Brighton & Hove Albion
-
Everton vs Sheffield United
Logo Everton - EVE Everton
-
Logo Sheffield United - SHU Sheffield United
-
AFC Bournemouth vs Brentford
Logo AFC Bournemouth - BOU AFC Bournemouth
-
Logo Brentford - BRE Brentford
-
Napoli vs Bologna
Logo Napoli - NAP Napoli
-
Logo Bologna - BOL Bologna
-
Nottingham Forest vs Chelsea
Logo Nottingham Forest - NFO Nottingham Forest
-
Logo Chelsea - CHE Chelsea
-
Granada vs Real Madrid
Logo Granada - GRA Granada
-
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Milan vs Cagliari
Logo Milan - MIL Milan
-
Logo Cagliari - CAG Cagliari
-
Đông Á Thanh Hóa vs Becamex Bình Dương
Logo Đông Á Thanh Hóa - THO Đông Á Thanh Hóa
-
Logo Becamex Bình Dương - BBD Becamex Bình Dương
-
Hải Phòng vs Quảng Nam
Logo Hải Phòng - VHP Hải Phòng
-
Logo Quảng Nam - QNA Quảng Nam
-
Công An Hà Nội vs Khánh Hòa
Logo Công An Hà Nội - CAN Công An Hà Nội
-
Logo Khánh Hòa - SAM Khánh Hòa
-
Atlético Madrid vs Celta de Vigo
Logo Atlético Madrid - ATM Atlético Madrid
-
Logo Celta de Vigo - CEL Celta de Vigo
-
Manchester United vs Arsenal
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
Juventus vs Salernitana
Logo Juventus - JUV Juventus
-
Logo Salernitana - SAL Salernitana
-
Atalanta vs Roma
Logo Atalanta - ATA Atalanta
-
Logo Roma - ROM Roma
-
Montpellier vs Monaco
Logo Montpellier - MON Montpellier
-
Logo Monaco - ASM Monaco
-
Nantes vs Lille
Logo Nantes - NAN Nantes
-
Logo Lille - LIL Lille
-
PSG vs Toulouse
Logo PSG - PSG PSG
-
Logo Toulouse - TFC Toulouse
-
Sông Lam Nghệ An vs TP Hồ Chí Minh
Logo Sông Lam Nghệ An - SNA Sông Lam Nghệ An
-
Logo TP Hồ Chí Minh - HCM TP Hồ Chí Minh
-
LPBank Hoàng Anh Gia Lai vs Thép Xanh Nam Định
Logo LPBank Hoàng Anh Gia Lai - HGL LPBank Hoàng Anh Gia Lai
-
Logo Thép Xanh Nam Định - NDI Thép Xanh Nam Định
-
Hồng Lĩnh Hà Tĩnh vs Hà Nội
Logo Hồng Lĩnh Hà Tĩnh - H3T Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
-
Logo Hà Nội - HAN Hà Nội
-
Thể Công - Viettel vs MerryLand Quy Nhơn Bình Định
Logo Thể Công - Viettel - VTL Thể Công - Viettel
-
Logo MerryLand Quy Nhơn Bình Định - BIN MerryLand Quy Nhơn Bình Định
-

ĐTVN: Cầu thủ không đá & người lớn đá

Chuyện cầu thủ Việt Nam không đá được nói đến rất nhiều và bây giờ chưa ai giải mã được vì sao họ không đá. Từ chuyện cầu thủ không đá có lẽ cũng cần phải bàn sâu đến việc có những người lớn thích đá…

Nội bộ bất đồng… Cầu thủ không đá… Đội thiếu may mắn… là những cụm từ được đề cập rất nhiều để nói đến nguyên nhân thất bại của thầy trò HLV Phan Thanh Hùng tại AFF Cup 2012. Chưa ai chịu nhìn vào nguyên nhân nơi những người “thích đá” và vạch ra lộ trình cho đội tuyển. 

Trước hết phải nói đến vai trò của Hội đồng Huấn luyện quốc gia. Đây là một Hội đồng từ lâu đã có tiếng là “hữu danh vô thực” do phần việc và phần quyền của họ nhiều lúc chỉ là “bức bình phong” cho những cuộc tuyển chọn lẫn “thanh trừng”. Cái Hội đồng mà khi chọn HLV thì họ được “đẩy” vào và sau những phản biện rồi đến chọn lựa thì là quyết định của tập thể. Cũng cái Hội đồng đấy khi sa thải một HLV như ông Goetz sau thất bại ở SEA Games 26 thì lại nghe tiếng nói của những người có trách nhiệm. 

Thực chất cái Hội đồng đấy đã tồn tại mà cứ như không vì nếu chỉ là “bức bình phong” cho việc chọn hoặc sa thải mà không kiểm soát, không đề ra chiến lược và không phản biện với giáo án, với kế hoạch của ban huấn luyện thì sinh cũng như tử.

Từ cách chọn thầy (nội) theo kiểu so bó đũa chọn cột cờ và không loại bỏ được phần kiêm nhiệm đã cho thấy việc dùng thầy nội chỉ là giải pháp tình thế để chiều theo dư luận. 

Ông Phan Thanh Hùng không phải là một HLV dở, nhưng việc ông đang nắm quân Hà Nội T&T lại chọn quân ở đội tuyển và huấn luyện ở đội tuyển ít nhiều cũng sẽ bị những cầu thủ nghi kỵ trò “quân ông, quân tôi”. 

Đừng trách đội tuyển kỷ luật kém và có những bất mãn, hay ngấm ngầm nội bộ khi mà bản thân ông Hùng cũng phải cân nhắc khi dùng quân Hà Nội T&T, hoặc muốn “xử” một cầu thủ nào cũng đều chịu cái nhìn soi mói là “Ông ấy là người của Hà Nội T&T nên ăn cây nào rào cây nấy”. 

ĐTVN: Cầu thủ không đá & người lớn đá - 1

ĐTVN có quá nhiều vấn đề

Vụ Việt Thắng bất mãn với ban huấn luyện ở VFF Cup là một minh chứng. Vụ việc mà ở đội tuyển đã có những nghi kỵ về việc ưu tiên cho Văn Quyết để lấy suất của Việt Thắng, cho dù thời điểm đấy ông Hùng xử lý như thế là đúng. 

Lại cũng có những bất đồng nói rằng ông Hùng được VFF chỉ đạo làm mới đội tuyển và việc làm mới đấy đã “động ổ” đến nhiều cựu binh. 

Tôi đồng ý với quan điểm loại những cựu binh “có vết” để làm sạch và làm mới đội tuyển, nhưng giữa cái sạch và mới đấy mà không tạo được sự bình ổn và người cầm quân cứ bị nghi kỵ thì rõ ràng đấy là con dao hai lưỡi. 

Nhiều người nói rằng cầu thủ không chịu đá để phản ứng lại ban huấn luyện, nhưng đi tìm câu trả lời vì sao họ không đá thì chưa ai giải được. 

Ở đây cũng cần phải đề cập đến những người lớn ẩn mặt rất thích “đá” và họ đã “đá” cả vào sân của ban huấn luyện. Nếu chuyện loại Việt Thắng được cấp trên bật đèn xanh là đúng thì có nhiều phần can thiệp khác từ cấp trên xuống ban huấn luyện lại là phần trở ngại rất lớn. Điển hình việc xen kẽ những giải đấu vô bổ, hay những trận giao hữu trả nghĩa vào đợt tập nặng và tích lũy thể lực là bất hợp lý nhưng ban huấn luyện vẫn ngoan ngoãn nghe theo và tự điều chỉnh. 

Nhiều người vẫn lấy thước đo của trận đá với SV Hàn Quốc ở VFF Cup để nói lên biểu đồ thăng tiến của đội tuyển nhưng rõ ràng kể từ sau trận đấu đấy, đội tuyển đã đi theo biểu đồ xuống, dù có trận lượt về thắng Malaysia trong đấy. 

Không ít người đã nhận xét rằng nếu là ông Calisto thì đội tuyển sẽ không có những trận vô bổ và cả những chuyến bay phí phạm chỉ để “chiếu ý” một lãnh đạo trong giai đoạn cần có thời gian cho đội tuyển. Tôi cho đó là nhận xét đúng và đó cũng là sự khác biệt lớn giữa việc cần thầy ngoại làm đúng phần chuyên môn, phần trách nhiệm của mình và một thầy nội dễ nghe, dễ bảo do được làm việc kiêm nhiệm. 

Một AFF Cup thất bại không phải là thảm họa, nhưng sẽ thật nguy hiểm nếu những nhà làm bóng đá đón nhận thất bại đấy theo kiểu “đá quả bóng trách nhiệm” thay vì phải nhìn đúng vào bản chất của vấn đề. 

Một mùa giải vô địch không ra gì sẽ kéo theo một mặt bằng đội tuyển ít nhiều chịu chung ảnh hưởng. Bên cạnh đó rất nhiều CLB chông chênh phải giải tán, hoặc số phận bấp bênh cũng ảnh hưởng không ít đến những đôi chân đá đội tuyển mà đầu nằm ở CLB. 

Khổ cho bóng đá Việt Nam là cầu thủ thì bị người lớn nói là không đá trong khi người lớn lại đá lộn sân nhiều quá.

Giờ lại đến lúc những người lớn chuyền cho nhau quả bóng trách nhiệm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Nguyễn Nguyên ([Tên nguồn])
Bình luận của Nguyễn Nguyên Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN