Trận đấu nổi bật

Xem thêm

West Ham United vs Liverpool
Logo West Ham United - WHU West Ham United
-
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-
Wolverhampton Wanderers vs Luton Town
Logo Wolverhampton Wanderers - WOL Wolverhampton Wanderers
-
Logo Luton Town - LUT Luton Town
-
Newcastle United vs Sheffield United
Logo Newcastle United - NEW Newcastle United
-
Logo Sheffield United - SHU Sheffield United
-
Manchester United vs Burnley
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Logo Burnley - BRN Burnley
-
Fulham vs Crystal Palace
Logo Fulham - FUL Fulham
-
Logo Crystal Palace - CRY Crystal Palace
-
Everton vs Brentford
Logo Everton - EVE Everton
-
Logo Brentford - BRE Brentford
-
Aston Villa vs Chelsea
Logo Aston Villa - AVL Aston Villa
-
Logo Chelsea - CHE Chelsea
-
Tottenham Hotspur vs Arsenal
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
AFC Bournemouth vs Brighton & Hove Albion
Logo AFC Bournemouth - BOU AFC Bournemouth
-
Logo Brighton & Hove Albion - BHA Brighton & Hove Albion
-
Nottingham Forest vs Manchester City
Logo Nottingham Forest - NFO Nottingham Forest
-
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Bayern Munich vs Real Madrid
Logo Bayern Munich - FCB Bayern Munich
-
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Borussia Dortmund vs PSG
Logo Borussia Dortmund - BVB Borussia Dortmund
-
Logo PSG - PSG PSG
-
Roma vs Bayer Leverkusen
Logo Roma - ROM Roma
-
Logo Bayer Leverkusen - LEV Bayer Leverkusen
-
Olympique Marseille vs Atalanta
Logo Olympique Marseille - OM Olympique Marseille
-
Logo Atalanta - ATA Atalanta
-

C1: CK nội bộ có tốt cho người Đức?

Trận chung kết Champions League toàn Đức đầu tiên trong lịch sử là một tín hiệu đáng vui mừng cho bóng đá Đức, nhưng đằng sau thành công ấy, vẫn còn những nỗi lo.

Rất khó để đề ra đủ những tiêu chí đánh giá thế nào là một giải đấu hấp dẫn. Phải có những ngôi sao, hay chí ít là các cầu thủ giỏi? Các trận đấu phải kịch tính? Hậu trường hấp dẫn? Sự ủng hộ nhiệt tình của các CĐV? Các ông chủ yêu bóng đá, và hiểu cuộc chơi? Và không thể bỏ qua khía cạnh sức mạnh tài chính? Không những thế, còn phải lưu ý đến tính bền vững của nó?

Chúng ta có lẽ hầu hết đều chọn Bundesliga, nếu cần tìm một giải đấu kết hợp hài hòa tất cả. Bóng đá Đức có lối chơi nhanh, hấp dẫn, thu hút khán giả, giá vé thấp, quyền sở hữu CLB không nằm trong tay một tài phiệt nào, mà thuộc về số đông. Thành công cấp CLB lại là nền tảng phát triển đội tuyển quốc gia rất hiệu quả. Và trận chung kết Champions League toàn Đức giống như mảnh ghép cuối cùng để  Bundesliga trở nên thật hoàn hảo.

Nhưng đằng sau sự hoàn hảo ấy là gì?

Bayern đã kết thúc mùa bóng với 25 điểm nhiều hơn á quân Dortmund và 36 điểm với vị trí thứ tư do Schalke nắm giữ. Đá như chơi, mà vẫn vô địch với khoảng cách khó tin.

Tháng trước, thủ môn Oliver Kahn có viết một bài trên tờ Bild bày tỏ sự lo ngại về tính cạnh tranh của giải đấu, và thậm chí dự báo rằng hố sâu đẳng cấp sẽ còn được khoét sâu hơn nữa trong tương lai. HLV Juergen Klopp lo ngại rằng giải đang có nguy cơ trở nên thật nhàm chán. Và không khó để hiểu tại sao Bayern – Dortmund trở nên quá mạnh so với phần còn lại ở Bundesliga.

C1: CK nội bộ có tốt cho người Đức? - 1

Bayern quá mạnh tại Bundesliga

Cựu cầu thủ Bayern, Owen Hargreaves, bình luận: “Hai HLV tuyệt vời, và hai đội bóng gần như tương phản hoàn toàn trong lối chơi, kể cả khi họ tấn công, hoặc phòng ngự không bóng”. Thật khó tin là Bayern chỉ thủng lưới 18 bàn trong một mùa bóng 34 vòng. Tuổi trung bình của Dortmund là 23, và đội ngũ này, nếu không bị... chính Bayern nuốt chửng, có thể kéo dài thành công của họ, ít nhất là ở Bundesliga, trong nhiều năm nữa.

Nguy cơ ấy là có thực. Mùa bóng này, Bayern đã lấy lại tất cả những gì họ đánh mất hai mùa trước, sau khi để Dortmund vượt mặt trong cuộc đua Đĩa bạc hai năm liên tiếp. Không những thế, đội bóng xứ Bavaria còn tiếp tục “hút máu” đối thủ trực tiếp ngay khi mùa bóng mới còn chưa bắt đầu: Ngôi sao trẻ sáng giá nhất của Dortmund lúc này, Mario Goetze, đã là người của “Hùm xám”. Bayern thậm chí không cho phép Dortmund từ chối: Họ mua lại hợp đồng của Goetze (37 triệu euro) và thương lượng trực tiếp với cầu thủ này, mà không cần đàm phán với Dortmund.

Đội bóng xứ Bavaria thậm chí còn chuẩn bị cho một tương lai (có thể) mạnh mẽ hơn bằng việc kéo Pep Guardiola về sân Allianz ngay khi lượt về mùa này bắt đầu. Người giàu sẽ ngày một giàu hơn, và tất nhiên, mạnh mẽ hơn nữa. Mặt khác, mô hình tổ chức ở Bundesliga hiện tại tuy hướng đến sự ổn định, nhưng cũng kìm hãm một sự phát triển nhảy vọt để một đội bóng của phần còn lại có thể vươn lên ngang tầm với Bayern.

Sự “nguy hiểm” của nguyên tắc “50+1”

Tại Anh, cơ chế mở về tài chính cho phép các CLB Premier League liên tục điều tiết cạnh tranh: Sự xuất hiện của Chelsea hay Man City, các đội bóng tư nhân có hầu bao không đáy của các ông chủ “chống lưng”, thực sự là đối trọng đáng kể với các CLB giàu truyền thống khác của nước Anh, như MU.

Nhưng câu chuyện hoàn toàn khác tại Bundesliga. Theo quy định “50+1”, một đội bóng chơi ở giải đấu này phải được kiểm soát bởi các thành viên CLB, những người sẽ nắm ít nhất 51% cổ phần để có thể nắm quyền chi phối đội bóng.

Điều này có nghĩa là một CLB không được phép nằm trong tay một cá nhân nào cả. Tại một cuộc bỏ phiếu trưng cầu xem liệu có nên thay đổi quy định này vào năm 2009, chỉ một CLB bỏ phiếu cho phương án thay đổi, là Hannover.

Các quy định về tổ chức CLB ở Đức ngăn ngừa ảnh hưởng của các tài phiệt đến các đội bóng. Từ đó, các đội bóng chỉ có thể tạo ra khác biệt tài chính ở việc bán vé, kinh doanh thương mại, hoặc tiến thật sâu ở Champions League, một con gà đẻ trứng vàng.

Phần còn lại của Bundesliga đang ở đâu?

Đây là lúc mà người Đức cần phải tỉnh táo. Ngoài Bayern, mọi sự thăng hoa của các CLB Bundesliga khác tại châu Âu thường chỉ duy trì được một mùa và nhanh chóng bị đào thải. Mùa này, ba đội chơi Europa League của Đức đều bị thua thảm ở loạt knock-out: Hannover thua Anzhi Makhachkala chung cuộc 2-4 ở vòng 1/16, trong khi Lazio loại liên tiếp Stuttgart (vòng 1/16) với tỉ số 5-3 chung cuộc và sau đó là Gladbach (vòng 1/8) với tỉ số 5-1 chung cuộc.

C1: CK nội bộ có tốt cho người Đức? - 2

Nhưng phần còn lại với Hannover (trái)... không là gì tại Châu Âu

Lazio kết thúc mùa bóng này ở vị trí thứ bảy tại Serie A, và thuộc hạng khá ở Ý. Nhưng họ đã đè bẹp hai đội của Đức, và chứng mình rằng đánh bại các đội còn lại tại Bundesliga, ngoài Bayern và Dortmund, không phải là điều gì đó ghê gớm.

Trận chung kết Champions League toàn Đức mùa này có thể khoét sâu thêm khoảng cách đang tồn tại. Năm ngoái, Chelsea đã nhận tổng cộng 60 triệu euro sau khi giành chức vô địch, còn Bayern nhận hơn 41 triệu. Năm nay, lợi nhuận có thể còn tăng thêm. Số tiền ấy có thể nuôi sống hai đội bóng hạng trung ở Bundesliga trong 2-3 mùa bóng.

Có rất nhiều CLB ở Bundesliga hiện tại có hệ thống đào tạo trẻ tốt, nguồn thu ổn định từ khán giả, và sống ổn với các thu nhập khác từ tài trợ và bản quyền truyền hình. Nhưng để tốc độ phát triển của họ bắt kịp với Bayern, hoặc thậm chí là Dortmund, nhờ cơ chế hiện nay, là điều không tưởng.

Trận chung kết toàn Đức mùa này, rõ ràng, không phải chỉ toàn màu hồng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Phạm An ([Tên nguồn])
Cup C1 - Champions League 2023/24 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN