Bác sĩ Trần Tiến Mạnh chia sẻ những nguyên nhân gây đau buốt khi niềng răng và cách khắc phục
Nhiều khách hàng lo lắng, loay hoay không biết xử lý thế nào khi gặp phải tình trạng ê buốt, đau nhức sau khi niềng răng. Với 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm mỹ răng miệng, từng xử lý rất nhiều ca niềng răng khó, Chuyên khoa Răng Hàm Mặt - Bác sĩ Trần Tiến Mạnh sẽ giải đáp nguyên nhân khiến răng đau buốt khi niềng và những giải pháp khắc phục hiệu quả.
Niềng răng - Chỉnh nha là một phương pháp sử dụng các khí cụ nha khoa nhằm tạo lực tác động để dịch chuyển răng trên cung hàm, nắn chỉnh, sắp xếp lại các răng mọc lệch lạc, khấp khểnh, hô, móm… về vị trí thẩm mỹ và khớp cắn chuẩn nhất, mang lại cho bạn một hàm răng khỏe đẹp. Tuy nhiên rất nhiều khách hàng lại lo sợ sẽ gặp phải cảm giác đau đớn, khó chịu sau khi niềng.
Với kinh nghiệm 10 năm hành nghề trong lĩnh vực chăm sóc - điều trị - thẩm mỹ răng miệng, đã xử lý rất nhiều ca niềng răng từ đơn giản đến phức tạp, Chuyên khoa Răng Hàm Mặt - Bác sĩ Trần Tiến Mạnh sẽ giúp đọc giả hiểu rõ hơn về những nguyên nhân gây đau khi niềng răng cùng giải pháp khắc phục cảm giác đau nhức, khó chịu.
Chuyên khoa Răng Hàm Mặt Bác sĩ Trần Tiến Mạnh chia sẻ kiến thức về niềng răng.
Rất nhiều khách hàng gặp phải tình trạng khó chịu, đau buốt sau khi niềng răng, bác sĩ có thể cho biết nguyên nhân do đâu không?
Thực tế, khách hàng gặp phải tình trạng ê buốt răng sau khi thực hiện niềng răng là chuyện hết sức bình thường. Bởi trước đây răng của bạn ở trong trạng thái tự do nhưng khi đeo niềng sẽ phải chịu một tác động lực nhất định của khí cụ, làm nới lỏng răng và giúp răng dịch chuyển về vị trí mới.
Thường thì cảm giác ê buốt răng sẽ biến mất sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân vẫn cảm thấy răng đau sau khi đã trải qua vài tuần niềng răng thì nguyên nhân có thể do:
Nền răng quá yếu, không đủ sức để chịu được lực tác động khi bác sĩ dùng các khí cụ niềng để kéo răng.
Nguyên nhân thứ 2 có thể do niềng răng sai kỹ thuật. Theo tôi, nhân tố để quyết định tới sự thành công của một ca niềng răng đó là tay nghề của bác sĩ thực hiện. Thực tế cho thấy, đã có không ít trường hợp bị niềng răng thất bại, răng đau nhức và ê buốt nhiều do chỉnh nha sai kỹ thuật.
Thứ 3, có thể do khí cụ niềng răng kém chất lượng. Những loại mắc cài kém chất lượng sẽ không chịu lực tốt, làm ma sát nhiều lên răng sẽ làm cho răng bị ê buốt dài ngày.
Ngoài ra, còn có thể do các bệnh lý về răng miệng hay chế độ ăn uống của bệnh nhân không khoa học.
Vậy khi bệnh nhân của mình gặp phải những tình trạng trên, bác sĩ sẽ đưa ra những giải pháp nào để giúp giúp bệnh nhân có thể khắc phục, làm giảm cơn đau?
Quan điểm của tôi từ trước tới nay là phòng bệnh còn hơn chữa bệnh. Trước khi thực hiện 1 ca niềng răng tôi sẽ phải kiểm tra rất kỹ, đưa ra chẩn đoán về thể trạng và nền răng của khách hàng. Cũng như nghiên cứu tỉ mỉ để nắm được tốc độ di chuyển của răng và chỉ định lực kéo vừa đủ đối với từng giai đoạn niềng để quá trình niềng răng đạt được hiệu quả cao nhất mà vẫn đảm bảo an toàn, giảm thiểu tối đa cảm giác đau đớn cho bệnh nhân. Còn trong vài ngày sau niềng, để đề phòng cảm giác khó chịu, ê buốt thì tôi sẽ thêm kê thuốc giảm đau theo đúng liều lượng phù hợp với khách hàng.
Bác sĩ có thể chia sẻ về một số ca niềng răng khó gần đây nhất mà bác sĩ đã xử lý thành công không?
Gần đây nhất có trường hợp bạn N.T.V.A 22 tuổi đã niềng răng ở nơi khác được 3 năm và bị hỏng. Qua thăm khám, tôi nhận thấy các khớp cắn của bệnh nhân đã bị lệch lạc, các răng không lồng múi với nhau mà ở tình trạng đối đầu, khớp cắn sâu, răng cửa hàm dưới bị kéo quặp vào trong do kiểm soát neo chặn không tốt nên các răng hàm bị chạy ra trước, hàm trên vẫn bị hô. Sau khi phân tích kỹ lưỡng, tôi tiến hành tháo bỏ mắc cài cũ và gắn lại mắc cài mới vì nhiều mắc cài cũ được gắn không chính xác. Sau đó chỉnh khớp cắn sâu và chỉnh lại độ nghiêng của các răng cửa dưới. Do răng hàm trên bị chạy ra trước nên tôi đã kéo lại răng ra sau. Và sau 1 thời gian điều trị chỉnh nha lại, bệnh nhân đã có được một hàm răng đều hơn và khớp cắn tốt hơn, các răng lồng múi với nhau rất tốt, hết khớp cắn sâu. Hàm trên đã giảm hô, răng cửa hàm dưới không còn bị quặp.
Một số ca niềng răng khó mà Chuyên khoa Răng Hàm Mặt - Bác sĩ Trần Tiến Mạnh thực hiện.
Được đánh giá là một chuyên gia có trình độ cao trong lĩnh vực chỉnh nha, bác sĩ có những lời khuyên nào dành cho khách hàng đang có ý định niềng răng không?
Trong quá trình làm nghề, tôi cũng xử lý khá nhiều ca niềng răng bị hỏng. Nguyên nhân chủ yếu là do lên phác đồ chỉnh nha không rõ ràng, sử dụng lực kéo siết không phù hợp qua từng giai đoạn. Để một ca niềng răng diễn ra thuận lợi và đạt được kết quả thành công như mong muốn thì bác sĩ chỉnh nha phải được đào tạo chuyên sâu, hiểu rõ về cơ chế di chuyển răng, mô sinh học quanh răng, cấu trúc xương hàm cũng như giải phẫu thẩm mỹ vùng sọ mặt để có thể điều trị tốt cho bệnh nhân.
Chuyên khoa Răng Hàm Mặt Bác sĩ Trần Tiến Mạnh đã chữa khỏi rất nhiều ca niềng răng bị hỏng, đem lại nụ cười rạng rỡ hơn cho khách hàng.
Là một bác sĩ chuyên về chỉnh nha, hơn ai hết tôi luôn mong muốn khách hàng có được nụ cười rạng rỡ, tự tin nhất. Vậy nên trước khi quyết định niềng răng mọi người hãy tham khảo, tìm hiểu thật kỹ để chọn ra được cơ sở nha khoa uy tín, đầy đủ các thiết bị hiện đại và quan trọng nhất là bác sĩ chỉnh nha phải là người có chuyên môn, trình độ cao. Tuyệt đối không nên ham rẻ vì có thể sẽ gây những hậu quả nghiêm trọng như viêm nhiễm, hỏng răng…
Nguồn: [Link nguồn]