Sự thật sau phép tính 9+9=20 của thầy giáo bị chê sai
Thấy thầy giáo viết sai phép tính 9+9=20, các phụ huynh đã nhao nhao chê thầy tính sai. Nhưng sự thật phía sau đã khiến mọi các bậc phụ huynh ngẩn cả người.
Trong buổi họp phụ huynh cuối năm, thầy giáo viết 4 đề toán đơn giản trên bảng, đơn giản đến nỗi học sinh tiểu học cũng làm được… và tự tay lần lượt viết đáp án như sau:
2+2=4
4+4=8
8+8=16
9+9=20
Các bậc phụ huynh vừa thấy đáp án cuối cùng đều nhao nhao cả lên: “Thầy đã tính sai một câu rồi.”
Mọi người đều bất bình vì phép tính cuối của thầy giáo. (Ảnh minh hoạ)
Thầy giáo quay người lại, chậm rãi nói rằng: “Đúng vậy, mọi người đều đã nhìn thấy rất rõ, câu cuối này đã bị tính sai. Nhưng tôi đã giải đúng 3 đề toán đầu tiên, tại sao lại không có ai khen tôi vậy, mà chỉ nhìn thấy đề toán mà tôi đã tính sai?”
Các bậc phụ huynh nghe vậy đều ngẩn cả người, cả căn phòng bỗng chốc im lặng như tờ.
“Kính thưa các phụ huynh, khi giáo dục con trẻ, điều hay không nằm ở việc chúng ta đã phát hiện ra bao nhiêu chỗ sai của trẻ, mà nằm ở việc chúng ta đã dành bao nhiêu lời khen ngợi, động viên mỗi khi các em đã làm đúng“, thầy giáo chầm chậm cất tiếng.
Câu chuyện trên hẳn sẽ khiến nhiều người phải ngẫm nghĩ về cách giáo dục con cái hiện nay. Đấy chính là bài học trả giá cho sự không dạy dỗ con cái biết nhận ra và ghi nhớ những điều tốt của người khác. Để những đứa trẻ chỉ nhớ đến các việc xấu mà người khác làm còn những điều tốt thì dường như chúng đã quên đi mất.
Con người ra trong cuộc sống thực chất cũng vậy, dù bạn có đối tốt với họ cả trăm lần nhưng họ lại nhớ mãi một lần không thuận lòng, tất cả những việc tốt đẹp bạn đã làm đều có thể bị quên lãng, chẳng có ý nghĩa gì. Đây là chính mặt trái trong nhân tính của con người: 100 – 1 = 0.
Vậy tại sao ta thường không nghĩ nhiều đến điểm tốt của họ, trong khi những điểm ấy còn nhiều hơn điểm xấu nhiều lần. Và tại sao ta không nhớ những gì họ làm đúng mà chỉ nhớ lần họ làm sai, cho dù ta biết rằng mỗi người đều không hoàn hảo.
Khi trong mắt ta, họ chỉ có sai lầm và xấu xí, thì tâm hồn ta liệu còn chỗ để những điều tốt đẹp ngự trị, như lòng bao dung, vị tha (nghĩ cho người khác hay vì nghĩ cho mình), thông cảm, sẻ chia..?
Chính vì vậy, câu chuyện trên cho ta thấy rằng, hãy trân trọng những điều tốt ở người khác, ghi nhớ điểm tốt của họ thay vì chỉ nhìn vào điều xấu ít ỏi mà họ có, hay chỉ nhớ về sai lầm của họ. Hãy bao dung với sai lầm của người khác, cho họ cơ hội thay đổi cũng như thay thứ cho họ.