Những nữ sinh dân tộc nghèo không đầu hàng số phận

Đều là những nữ sinh dân tộc thiểu số nhưng họ đã nỗ lực không ngừng nghỉ, vượt qua đói nghèo của miền quê, khó khăn của hoàn cảnh để vươn lên học giỏi, khẳng định bản thân.

Trốn vào nhà vệ sinh để ôn thi

Sinh ra và lớn lên ở vùng núi thuộc xã Khuối Slẳng, Bành Trạch (Ba Bể, Bắc Kạn), từ nhỏ nữ sinh người Dao Lý Thị Xuân, SN 1997 luôn ấp ủ khát vọng học giỏi để thoát nghèo. Bố mất khi Xuân mới 5 tuổi càng khiến gia cảnh khó khăn chồng chất. Năm lớp 6, Xuân phải đi ở trọ xa nhà 40 km để học lấy con chữ.

“Nghèo khó bủa vây nên hầu hết bạn bè đồng trang lứa với em đều bỏ học theo cha mẹ làm nương rẫy. Lên cấp 3, cả xã chỉ có 3 bạn còn tiếp tục đi học. Kiến thức với bọn em chỉ có trong cuốn sách giáo khoa, ngoài ra không hề có bất cứ tài liệu nào khác”, Xuân kể. Dù vậy, Xuân luôn là tấm gương sáng ở miền núi xa xôi này khi 12 năm liên tiếp đều là học sinh giỏi.

Những nữ sinh dân tộc nghèo không đầu hàng số phận - 1

 Sinh viên Lý Thị Xuân.

Tốt nghiệp cấp 3, không có tiền đi thi đại học, Xuân quyết định xách ba lô đi làm công nhân cho một công ty điện tử ở Đông Anh, Hà Nội. Vừa làm công nhân, Xuân vừa tranh thủ ôn thi đại học. Nhưng ở trong môi trường ký túc xá của công nhân, để học được bài Xuân phải nỗ lực rất nhiều. Ban ngày đi làm, tối Xuân lại chong đèn học bài. “Buổi tối ở ký túc xá rất ồn ào. Để học được bài, em phải thay đổi khung giờ sinh hoạt của mình”, Xuân kể.

Theo đó, giờ học của Xuân lúc nào cũng bắt đầu từ 1 giờ sáng, khi mọi người đã đi ngủ hết. Buổi chiều khi đi làm về sớm, Xuân không về phòng luôn mà lên thư viện của ký túc xá để đọc thêm sách báo, tích lũy kiến thức. Thậm chí, nhiều lúc ồn ào quá, Xuân còn phải trốn vào… nhà vệ sinh của ký túc xá để học bài.

“Nghe em kể điều này, nhiều người tỏ ra e ngại, nhưng may là nhà vệ sinh của ký túc xá cũng sạch, trốn vào đây học vừa yên tĩnh, vừa… mát. Học trong nhà vệ sinh cũng thành thói quen của em”, Xuân nói về chỗ học đặc biệt của mình.

Xuân tâm sự, nhiều lúc vất vả, căng thẳng chỉ muốn buông xuôi, nhưng rồi nghĩ tiếc công bao năm học hành lại cắm đầu vào học tiếp.

Chỉ còn một tháng nữa là đến ngày thi đại học, Xuân xin công ty nghỉ việc để tập trung ôn thi. Những nỗ lực của Xuân đã được đền đáp xứng đáng khi Xuân đỗ vào khoa Ngữ văn, ĐH Sư phạm II Hà Nội với 24 điểm.

Những năm tháng học đại học của Xuân càng khó khăn gấp bội, khi năm 2014, bố dượng của Xuân bị tai nạn giao thông, chấn thương sọ não nặng, mất khả năng lao động. Mẹ Xuân phải ở nhà chăm sóc bố. Để có tiền trang trải chi phí sinh hoạt, học hành, Xuân phải đi làm thêm đủ thứ nghề, bất kể dịp lễ, tết hay nghỉ hè.

Dù vất vả là vậy nhưng Xuân lúc nào cũng duy trì kết quả học tập đạt loại giỏi, xuất sắc. Bên cạnh đó, Xuân còn là thành viên tích cực của CLB Kỹ năng mềm và CLB Văn học Nghệ thuật.

Những nữ sinh dân tộc nghèo không đầu hàng số phận - 2

 Sinh viên Hà Thị Mỹ Lệ.

Rửa bát, trông trẻ lấy tiền đi học

Hà Thị Mỹ Lệ, SN 1997, là một trong những sinh viên đặc biệt của khoa Tiếng Anh thương mại, trường ĐH Ngoại thương Hà Nội. Đặc biệt, bởi Mỹ Lệ là sinh viên người dân tộc duy nhất của lớp, không xuất thân từ trường chuyên, lớp chọn.

Lệ kể: “Khi mới đặt chân đến giảng đường đại học, em hơi choáng, bởi hầu hết các bạn trong lớp đều học từ trường chuyên, lớp chọn có tiếng trên cả nước. Trong khi, em chưa biết giao tiếp tiếng Anh thì hầu hết các bạn đã “nói tiếng Anh như gió”.

Mỹ Lệ sinh ra và lớn lên tại xã Sơn Thịnh, Văn Chấn (Yên Bái), một trong những xã đặc biệt khó khăn thuộc diện chương trình 135 của Chính phủ. Ở vùng đất học con chữ còn khó nhưng Mỹ Lệ lại thích học Tiếng Anh. Để theo đuổi đam mê, Lệ sưu tập, mượn sách tiếng Anh rồi tự mày mò học.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lưu Trinh ([Tên nguồn])
Thiếu nữ và cuộc sống Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN